Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án đối với quyết định giám đốc thẩm không?
Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án đối với quyết định giám đốc thẩm không?
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
Theo đó, Thừa phát lại được tổ chức thi hành án đối với quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án đối với quyết định giám đốc thẩm không? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại được tổ chức thi hành án theo yêu cầu của ai?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại được tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định.
Thừa phát lại có những nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tổ chức thi hành án?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
1. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
c) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
d) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
...
Theo đó, khi tổ chức thi hành án thì Thừa phát lại có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
- Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
- Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?