Thủ tục hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh như thế nào?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi ốm là bao lâu?
Tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, khi người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì thơi gian nghỉ được xác định như sau:
- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Thủ tục để hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh hiện nay bao gồm những gì?
Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi khoản 2.1 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau như sau:
Trường hợp điều trị nội trú:
- Bản chính hoặc bản sao Giấy ra viện của con người lao động dưới 7 tuổi.
- Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử;
- Trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
- Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài
+ Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
+ Người sử dụng lao động nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động
- Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
+ Người sử dụng lao động trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử;
+ Người sử dụng lao động nhận tiền trợ cấp cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả cho người lao động.
- Người lao động có thể nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua người sử dụng lao động;
+ Thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chi trả: cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?