Thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại bao gồm những gì?
Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lai bao gồm những gì?
Theo Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, người được bổ nhiệm Thừa phát lại cần chuẩn bị hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm làm Thừa phát lại (theo mẫu của Bộ Tư pháp)
- Phiếu lý lịch tư pháp (cấp trong thời hạn 6 tháng)
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người xin làm Thừa phát lại phải thực hiện thủ tục để được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại tới sở tư pháp Nơi đăng ký tập sự(trực tiếp hoặc qua bưu điện).
Bước 2: Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.
Thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại được phép hành nghề khi nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:
Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
...
3. Thẻ Thừa phát lại là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại chỉ được hành nghề sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ.
...
Như vậy, Thừa phát lại chỉ được phép hành nghề Thừa phát viên sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ.
Thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:
Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
c) 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp thẻ thừa phát lại bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu đơn do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Mẫu đơn đăng ký hành nghề và cấp thể thừa phát lại: Tại đây
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
- 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại sẽ bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Văn phòng Thừa phát lại nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại;
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và thông báo việc đăng ký hành nghề Thừa phát lại cho các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?