Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp văn hóa được quy định thế nào?
- Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp văn hóa được quy định thế nào?
- Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa là gì?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa gồm những nội dung gì?
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp văn hóa được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp trong 02 trường hợp sau:
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bước 1: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
Bước 2: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp kèm theo 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm (chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất) gửi về Bộ (qua Vụ Pháp chế);
Bước 3: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hồ sơ, lựa chọn, trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp;
Lưu ý: Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BTP.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp ở địa phương
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
Bước 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp,
Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Lưu ý: Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp ở địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BTP
Mẫu Quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: TẢI VỀ
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp văn hóa được quy định thế nào?
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL có nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, có quy định về phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa như sau:
1. Giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
2. Giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
3. Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Giám định tư pháp về nội dung khác thuộc phạm vi quản lý về văn hóa theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo sau đây:
a) Mỹ thuật;
b) Mỹ thuật ứng dụng;
c) Nghệ thuật trình diễn;
d) Nghệ thuật nghe nhìn;
đ) Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam;
e) Thư viện;
g) Bảo tàng;
h) Luật;
k) Chuyên ngành khác về nghệ thuật và nhân văn có liên quan.
3. Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên (trực tiếp làm công tác chuyên môn về chuyên ngành được đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này).
Như vậy, để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần phải có các tiêu chuẩn được quy định trên.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL có quy định về hồ sơ đề nghị như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa gồm những nội dung sau:
– Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
– Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
– Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có phiếu lý lịch tư pháp.
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?