Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần ở cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?
Để được bổ nhiệm là giám định viên pháp y tâm thần thì cần thời gian hoạt động bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
...
3. Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Theo đó, để được bổ nhiệm là giám định viên pháp y tâm thần thì người được đề nghị bổ nhiệm phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần ở cấp Trung ương được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần ở cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên ở cấp Trung ương
a) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc Bộ mình.
Viện Pháp y Quốc gia, Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định.
Cơ quan đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, gửi đến Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
b) Trách nhiệm của Bộ Y tế
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Pháp chế rà soát hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ điều kiện bổ nhiệm thì Bộ Y tế thông báo cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần ở cấp Trung ương được thực hiện theo quy định nêu trên.
Giám định viên pháp y tâm thần bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp và khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đối với các giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
...
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, giám định viên pháp y tâm thần bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định viên pháp y tâm thần;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên pháp y tâm thần là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên pháp y tâm thần được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?