Thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 62 ngày 20/08/2024 ra sao?
- Thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 62 ngày 20/08/2024 ra sao?
- Cán bộ công chức có các quyền gì về tiền lương và liên quan đến tiền lương?
- Quản lý tiền lương và thu nhập từ đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 62 ngày 20/08/2024 ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 62/2024/TT-BTC quy định:
Tiền lương, thu nhập tăng thêm và chế độ tiền thưởng đối với các cơ quan, đơn vị hành chính của Trung ương đang trình bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15
1. Việc xác định tiền lương, thu nhập tăng thêm và chế độ tiền thưởng của cán bộ, công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị đang trình bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 3 và điều 4 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
2. Nguồn kinh phí để đảm bảo quỹ lương, tiền thưởng năm 2024 (bao gồm cả phần tăng thêm do thực hiện cải cách tiền lương, tiền thưởng) đối với các cơ quan, đơn vị này từ các nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định tại các luật chuyên ngành, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan tới cơ chế tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Trường hợp các cơ quan, đơn vị không cân đối, bố trí được kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, tiền thưởng từ nguồn kinh phí gắn với cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù nêu trên để thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định chung thì các cơ quan, đơn vị rà soát, tính toán nhu cầu kinh phí còn thiếu để đảm bảo thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định chung, gửi văn bản về Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị đang trình bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo Nghị quyết 104/2023/QH15 và Nghị quyết 142/2024/QH15 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sẽ được xác định và thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương:
Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
>> Bỏ mức lương cơ sở và trả lương công chức viên chức theo kết quả thực hiện nhiệm vụ đúng không?
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, người lao động theo Thông tư 62 ngày 20/08/2024 tại các cơ quan, đơn vị ra sao? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức có các quyền gì về tiền lương và liên quan đến tiền lương?
Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì cán bộ công chức có các quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
- Cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý tiền lương và thu nhập từ đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?