Thủ đô Việt Nam ở đâu? Lương ở Thủ đô có cao hơn những vùng khác hay không?
Thủ đô Việt Nam ở đâu?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thủ đô 2012 có quy định về vị trí Thủ đô Việt Nam như sau:
Vị trí, vai trò của Thủ đô
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Theo đó, hiện nay Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Thủ đô Việt Nam ở đâu? Lương ở Thủ đô có cao hơn những vùng khác hay không?
Lương ở Thủ đô có cao hơn những vùng khác hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2021/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô, có quy định về Vùng Thủ đô Việt Nam như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.
2. Vùng Thủ đô gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Vùng Thủ đô Việt Nam hiện nay bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây:
- Hà Nội;
- Hải Dương;
- Hưng Yên;
- Vĩnh Phúc;
- Bắc Ninh;
- Hà Nam;
- Hòa Bình;
- Phú Thọ;
- Bắc Giang;
- Thái Nguyên.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Từ các quy định trên, thì việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động. Tuỳ theo từng vùng sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Do đó không thể nói lương ở Thủ đô Việt Nam sẽ cao hơn những vùng khác.
Vì trong địa bàn thuộc thành phố Hà nội thì người lao động làm việc tại Thành phố Hà Nội cũng có mức lương tối thiểu khác nhau như sau:
(1) Vùng I, gồm các địa bàn: Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
Các địa bàn này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng và mức lương tối thiểu theo giờ bằng 22.500 đồng/giờ.
(2) Vùng II, gồm các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội.
Các địa bàn này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng và mức lương tối thiểu theo giờ bằng 20.000 đồng/giờ.
Cách xác định địa bàn để áp dụng lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?