Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực khi nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?

Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, Thông tư này có hiệu lực khi nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực khi nào?

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm.

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2025.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Theo đó, Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

>> Xem thêm: Mẫu Bản cam kết không dạy thêm học thêm 2025 dành cho giáo viên

>> Mẫu hợp đồng thuê giáo viên dạy thêm 2025 có dạng ra sao? Tải về ở đâu?

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực khi nào?

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực khi nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không? (Hình từ Internet)

Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT/BGDĐT, dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện.

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT/BGDĐT quy định như sau:

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Theo đó, giáo viên được phép dạy thêm ngoài nhà trường nhưng phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Đối với giáo viên tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm.

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên từ năm 2025 được tính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:

Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
....

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là viên chức theo quy định hiện nay được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.

Và căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là viên chức từ năm 2025 được tính như sau:

Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non từ năm 2024

Lưu ý:

- Giáo viên là viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Giáo viên là viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thông tư 29
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thông tư 29 2024 của BGDĐT quy định giáo viên dạy thêm phải báo cáo với ai?
Lao động tiền lương
Thông tư 29 cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ 14/2/2025 trong mọi trường hợp hay sao? Lương giáo viên tiểu học cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thông tư 29 2024 TT BGDĐT quy định từ 14/2/2025 dạy thêm học thêm chỉ được tổ chức khi nào? Giáo viên phải xây dựng nội dung dạy thêm ra sao?
Lao động tiền lương
Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực khi nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Lao động tiền lương
Thông tư 29 2024 của Bộ Giáo dục có cấm gia sư dạy kèm cho học sinh tiểu học không?
Lao động tiền lương
Chính thức ngày 14 2 Thông tư 29 2024 của BGDĐT bắt đầu có hiệu lực quy định giáo viên không được dạy thêm trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thông tư 29 2024 quy định về dạy thêm học thêm áp dụng đối với đối tượng nào? Giáo viên có được dạy thêm đối với học sinh tiểu học không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thông tư 29
78 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào