Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với quy định mới chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào? Câu hỏi của chị T.M (Cần Thơ).

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT áp dụng cho đối tượng nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định đối tượng áp dụng bao gồm:

Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, bao gồm:

+ Trường tiểu học;

+ Trường trung học cơ sở;

+ Trường trung học phổ thông;

+ Trường phổ thông có nhiều cấp học;

+ Trường chuyên biệt, bao gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

+ Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

+ Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

Bên cạnh đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

+ Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như nào?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP)

2. Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải bảo đảm:

+ Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

+ Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm. Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.

3. Số lượng giáo viên trong các trường phổ thông công lập bao gồm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức và giáo viên hợp đồng lao động. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa theo quy định tại Thông tư này (do biên chế được giao không đủ theo định mức tối đa hoặc chưa tuyển dụng được) thì căn cứ định mức tối đa quy định tại Thông tư này để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP

4. Số lượng người làm việc theo định mức và vị trí việc làm quy định tại Thông tư này được xác định theo quy mô lớp học của từng cơ sở giáo dục phổ thông.

5. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học:

+ Số lượng phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP

+ Số lượng giáo viên được thực hiện theo quy định tại Thông tư này đối với từng cấp học;

+ Danh mục vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (trừ giáo viên, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật), vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ của trường phổ thông có nhiều cấp học được thực hiện theo quy định đối với cấp học cao nhất. Trong đó, số lớp hoặc số học sinh để làm căn cứ tính số lượng người làm việc theo quy định đối với cấp học cao nhất là tổng số lớp hoặc tổng số học sinh của tất cả các cấp học;

+ Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Trường có dưới 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người;

+ Mỗi trường bố trí 01 giáo viên (giáo viên tiểu học hoặc giáo viên trung học cơ sở) làm giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023

Cơ sở giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là ai? Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cơ sở giáo dục phổ thông
12,905 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục phổ thông

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục tiểu học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào