Thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức tiếp công dân có bắt buộc phải công khai không?
Thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức tiếp công dân có bắt buộc phải công khai không?
Theo Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định:
Thông tin phải được công khai
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
...
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;
l) Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
m) Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
n) Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
o) Thông tin về thuế, phí, lệ phí;
p) Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Theo đó thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức trực tiếp giải quyết các công việc của công dân là thông tin phải được công khai rộng rãi.
Như vậy thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức tiếp công dân phải được công khai.
Thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức tiếp công dân có bắt buộc phải công khai không? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức tiếp công dân có được hưởng chế độ bồi dưỡng không?
Theo Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định:
Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo đó các đối tượng cán bộ công chức được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân gồm:
- Cán bộ công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định 64/2014/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
- Cán bộ công chức khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Cán bộ công chức có được sử dụng thông tin liên quan đến công vụ cho mục đích cá nhân không?
Theo Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Theo đó cán bộ công chức không được sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. Đây là một trong những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- Mẫu biên bản họp giao ban định kỳ chuẩn năm 2025 tải về ở đâu?
- Trang bị bảo hộ lao động là gì? Quy định về trang bị bảo hộ lao động là một trong các nội dung chủ yếu của HĐLĐ đúng không?
- Viên chức là người được tuyển dụng làm việc tại đâu và theo chế độ gì?
- Người sử dụng lao động được hưởng những chính sách hỗ trợ gì từ Nhà nước khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đời sống cho người lao động?