Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?

Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?

Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?

Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn được quy định tại Phần 13.2 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:

Tên nhóm tài liệu

Thời hạn bảo quản

Hồ sơ Đại hội

Vĩnh viễn

Chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác

-

- Tổng kết năm, nhiệm kỳ

Vĩnh viễn

- Tháng, quý, 6 tháng

05 năm

Hồ sơ tổ chức thực hiện các cuộc vận động lớn, thực hiện nghị quyết của tổ chức Công đoàn

20 năm

Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật tổ chức, công đoàn viên

20 năm

Tài liệu về tổ chức, nhân sự của tổ chức Công đoàn

20 năm

Bảng thống kê danh sách đoàn viên Công đoàn hằng năm

20 năm

Tài liệu về các hoạt động của tổ chức Công đoàn

20 năm

Hồ sơ hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của cơ quan, tổ chức

20 năm

Hồ sơ thu, chi công đoàn phí; quyết toán tài chính công tác công đoàn

10 năm

Sổ (đăng ký Công đoàn viên, ghi biên bản…)

20 năm

Tập lưu, sổ đăng ký văn bản đi

20 năm

Công văn trao đổi về công tác Công đoàn

05 năm

Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?

Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?

Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Tại Điều 6 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Theo đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc sau:

- Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.

- Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Tổ chức công đoàn có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp thông tin bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động hay không?

Tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;
b) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chủ động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công đoàn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. ngoài ra công đoàn còn có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp thông tin bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tổ chức công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tổ chức công đoàn có bắt buộc công bố quyết định kỷ luật đoàn viên trước ngày quyết định có hiệu lực hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn bảo quản tài liệu tổ chức Công đoàn theo Thông tư 10 là bao lâu?
Lao động tiền lương
Tổ chức công đoàn có quyền và trách nhiệm gì trong đảm bảo an toàn vệ sinh lao động?
Lao động tiền lương
Cán bộ, đoàn viên trong tổ chức công đoàn vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn?
Lao động tiền lương
Tổ chức công đoàn có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp thông tin bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ chức công đoàn
282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào