Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc có gì thay đổi so với quy định cũ không?
- Khi nào thì người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động?
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc có gì thay đổi so với quy định cũ không?
- Khi hết thời hạn tạm đình chỉ nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khi nào thì người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động?
Tại Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về tạm đình chỉ công việc nhưng có quy định về vấn đề này cụ thể tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
...
Theo quy định này, có thể hiểu đơn giản, tạm đình chỉ công việc là trường hợp người lao động phải ngừng việc tạm thời để doanh nghiệp thực hiện việc điều tra, xác minh vụ vi phạm kỷ luật lao động có tính chất phức tạp do người lao động đó gây ra.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp.
- Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
- Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên.
Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc có gì thay đổi so với quy định cũ không? (hình từ Internet)
Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc có gì thay đổi so với quy định cũ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc được quy định như sau:
- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Với quy định này, thời gian tạm đình chỉ công việc người lao động sẽ được xác định như sau:
- Trường hợp thông thường: Tối đa 15 ngày.
- Trường hợp đặc biệt: Tối đa 90 ngày.
Quy định về thời gian tạm đình chỉ của Bộ luật Lao động 2019 cũng không có gì khác so với Bộ luật Lao động 2012.
Nhưng tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật Lao động 1994 thì thời gian tạm đình chỉ công việc được quy định như sau:
Điều 92.
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc
….
Theo đó có thể thấy thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định hiện nay so với quy định cũ trước kia cũng không có sự khác biệt đáng kể.
Khi hết thời hạn tạm đình chỉ nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với như sau:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
và theo điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này như sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy trường hợp người sử dụng lao động khi hết thời hạn tạm đình chỉ nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp này, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
* Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi trên áp dụng cho cá nhân. Nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 10 - 20 triệu đồng (Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?