Thời gian nghỉ ốm đau dài hơn số ngày nghỉ lễ thì NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau với những ngày không trùng ngày lễ không?
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?
Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, thời gian nghỉ ốm đau của người lao động như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 40 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm - dưới 30 năm;
+ 60 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ 40 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 50 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm - dưới 30 năm;
+ 70 ngày/năm: Đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
- Nghỉ làm do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:
+ 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần);
+ Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ ốm đau dài hơn số ngày nghỉ lễ thì NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau với những ngày không trùng ngày lễ không? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ ốm đau dài hơn số ngày nghỉ lễ thì NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau với những ngày không trùng ngày lễ không?
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ không bao gồm ngày lễ và ngày nghỉ hằng tuần. Nếu thời gian nghỉ ốm đau theo chỉ định của bác sĩ dài hơn số ngày nghỉ lễ thì người lao động vẫn được tính hưởng chế độ ốm đau những ngày không trùng lễ.
Ví dụ, trên giấy nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động ghi 05 ngày nghỉ nhưng trong đó có 03 ngày trùng với lễ và không có ngày nào trùng lịch nghỉ hằng tuần thì người lao động vẫn được tính hưởng chế độ ốm đau cho 02 ngày còn lại.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm cần những chứng từ gì?
Tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú thì bạn cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp bạn khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định nêu trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.











- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Chốt không giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với đối tượng nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?