Thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là khi nào?
Thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là khi nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định:
Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
1. Đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc khám sức khỏe cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.
Theo đó, thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.
Thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là khi nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động khi người lao động chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ.
2. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
3. Tạo điều kiện cho người lao động đi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.
4. Hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khả năng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh không có khả năng điều trị.
5. Thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định.
6. Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Trường hợp có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở có trách nhiệm:
a) Khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này;
b) Thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra;
c) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc.
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc do ai chi trả?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí cho hoạt động khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.

Thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là khi nào?

Người lao động khám sức khỏe để xin việc được BHYT thanh toán không?

Người lái xe có quy định mẫu khám sức khỏe riêng hay không?

Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không?

Có khám sức khỏe xét nghiệm cận lâm sàng trước khi bố trí làm việc hay không?

Ai được khám sức khỏe trước khi đi đào tạo sĩ quan dự bị quân đội?

04 đối tượng được khám sức khỏe tối thiểu 02 lần một năm là ai?

Có bao nhiêu hình thức khám sức khỏe đối với người lao động?

Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại được khám sức khỏe tối thiểu mấy lần một năm?

Mẫu báo cáo công tác khám sức khỏe mới nhất theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào?

- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?
- Chính thức Bộ Chính trị kết luận: Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị 2025 với những nội dung nhiệm vụ chính gì?