Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu?

Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu? Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bao nhiêu?

Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu?

Tại Mục A.3.3 Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Phụ lục A
(quy định)
Phương pháp kiểm tra xác nhận chung
...
A.2.3 Tiêu chí nghiệm thu
Thiết bị mang tải đại diện cho loại phải chịu được lực tĩnh F3 bằng 3 lần tải trọng làm việc giới hạn. Thiết bị mang tải phải chịu được lực này ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư.
A.3 Kiểm tra xác nhận độ bền cơ học cho từng thiết bị mang tải riêng thông qua thử tải tĩnh
A.3.1 Các trạng thái
Việc thử tải phải thực hiện với tải trọng F2, theo cách thức phỏng theo điều kiện sử dụng dự kiến của thiết bị mang tải.
A.3.2 Quy trình
Thiết bị mang tải phải được gia tải thông qua các chi tiết treo và các điểm treo tải nâng sao cho phương của lực tại các điểm này giống như khi sử dụng thiết bị. Lực để thử F2 ± 2% phải được đặt nhẹ nhàng, không có va đập trong thời gian ít nhất 1 min.
Khi mục đích sử dụng của thiết bị mang tải cho phép hoặc được yêu cầu có độ nghiêng hoặc có dịch chuyển làm thay đổi phương của lực tại các chi tiết treo hoặc các điểm treo tải nâng thì thử nghiệm phải được lặp lại cho các vị trí trong khoảng dịch chuyển. Các vị trí này phải được chọn để mô phỏng điều kiện làm việc xấu nhất và có tính đến dung sai độ nghiêng theo 4.1.1.2.
Sau khi lực được giải phóng, phải kiểm tra đánh giá thiết bị mang tải về biến dạng, nứt gẫy và các hư hại khác.
A.3.3 Tiêu chí nghiệm thu
Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng 2 lần tải trọng làm việc giới hạn mà không xuất hiện biến dạng dư và sau khi giải phóng lực thử không quan sát thấy các hư hại.
...

Theo đó, thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng 2 lần tải trọng làm việc giới hạn mà không xuất hiện biến dạng dư và sau khi giải phóng lực thử không quan sát thấy các hư hại.

Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu?

Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bao nhiêu?

Tại tiểu mục 4.1.1.1 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
Thiết bị mang tải phải đáp ứng các yêu cầu và/hoặc các biện pháp an toàn quy định tại các điều dưới đây. Ngoài ra, thiết bị mang tải phải được thiết kế theo các nguyên tắc trong ISO 12100 đối với các mối nguy hiểm liên quan không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
4.1.1 Các bộ phận cơ khí chịu tải
4.1.1 Các bộ phận cơ khí chịu tải
4.1.1.1 Yêu cầu về độ bền tĩnh
Các bộ phận cơ khí chịu tải phải có độ bền cơ học đáp ứng các yêu cầu sau:
a) thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng ba lần WLL mà không bị rơi tải nâng, ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư;
b) thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng hai lần WLL mà không xuất hiện biến dạng dư.
Thiết bị mang tải phải được thiết kế để làm việc tốt khi bị nghiêng ít nhất 6°. Thiết bị mang tải dùng cho các ứng dụng nâng tải nghiêng phải được thiết kế để hoạt động tốt khi góc nghiêng lớn hơn ít nhất 6° so với góc nghiêng làm việc lớn nhất.
...

Theo đó, thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng ba lần WLL mà không bị rơi tải nâng, ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư.

Thiết bị mang tải khi không có nhu cầu sử dụng phải có khả năng gì?

Tại tiểu mục 4.1.5 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
...
4.1.1 Các bộ phận cơ khí chịu tải
...
4.1.2 Bộ điều khiển
Các bộ điều khiển bằng điện của thiết bị mang tải phải tuân thủ IEC 60204-32.
4.1.3 Tay cầm
Phải trang bị (các) tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
4.1.4 Yêu cầu đối với các dây treo tích hợp sẵn
Các dây treo được tích hợp trên thiết bị mang tải phải tuân thủ ISO 4778, ISO 7351, EN 1492-1, EN 1492-2 và EN 1492-4.
4.1.5 Ổn định trong quá trình bảo quản
Khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.

Theo đó, khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.

Thiết bị mang tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi bị hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng gì?
Lao động tiền lương
Có phải trang bị thiết bị an toàn cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy hay không?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh như thế nào?
Lao động tiền lương
Độ bền mỏi của bộ phận cơ khí chịu tải trong thiết bị mang tải phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải được đặt như thế nào?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải bằng chân không được gia tải như thế nào?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải riêng lẻ phải chịu được lực tĩnh F2 bằng bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị mang tải
265 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị mang tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị mang tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào