Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh như thế nào?
Kẹp mang tải dạng tấm của thiết bị mang tải bằng chân không có hệ số an toàn chống trượt tải nâng là bao nhiêu?
Tại tiểu mục 4.2.1.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2 Các yêu cầu riêng đối với từng loại thiết bị mang tải
4.2.1 Kẹp mang tải dạng tấm
4.2.1.1 Ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định, phải loại trừ khả năng tải nâng bị nhả ra, đặc biệt là do các ảnh hưởng sau:
a) Sự tiếp xúc của kẹp, đặc biệt là cơ cấu khóa, với các chướng ngại vật;
b) Khối lượng của móc, cụm puli dưới hoặc các bộ phận liên kết khác lên thiết bị;
c) Thao tác nghiêng và lật đã được dự kiến trước.
4.2.1.2. Các kẹp mang tải dạng tấm có mục đích di chuyển tải treo theo phương thẳng đứng phải kết hợp với thiết bị ngăn chặn tải nâng không bị rơi ra khi tải được đặt xuống.
4.2.1.3 Hệ số an toàn chống trượt tải nâng phải lấy ít nhất là 2.
4.2.1.4 Tải trọng làm việc nhỏ nhất đối với kẹp mang tải dạng tấm phải nhỏ hơn hoặc bằng 5% WLL.
...
Theo đó, hệ số an toàn chống trượt tải nâng của kẹp mang tải dạng tấm trong thiết bị mang tải bằng chân không phải lấy ít nhất là 2.
Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1.1.1 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
Thiết bị mang tải phải đáp ứng các yêu cầu và/hoặc các biện pháp an toàn quy định tại các điều dưới đây. Ngoài ra, thiết bị mang tải phải được thiết kế theo các nguyên tắc trong ISO 12100 đối với các mối nguy hiểm liên quan không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
4.1.1 Các bộ phận cơ khí chịu tải
4.1.1.1 Yêu cầu về độ bền tĩnh
Các bộ phận cơ khí chịu tải phải có độ bền cơ học đáp ứng các yêu cầu sau:
a) thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng ba lần WLL mà không bị rơi tải nâng, ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư;
b) thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng hai lần WLL mà không xuất hiện biến dạng dư.
Thiết bị mang tải phải được thiết kế để làm việc tốt khi bị nghiêng ít nhất 6°. Thiết bị mang tải dùng cho các ứng dụng nâng tải nghiêng phải được thiết kế để hoạt động tốt khi góc nghiêng lớn hơn ít nhất 6° so với góc nghiêng làm việc lớn nhất.
4.1.1.2 Yêu cầu về độ bền mỏi
Việc kiểm nghiệm độ bền mỏi phải dựa trên các nhóm chế độ làm việc của thiết bị mang tải theo quy định tại TCVN 11417 (ISO 8686). Nhóm chế độ làm việc phải được ghi nhãn trên thiết bị mang tải hoặc ở tài liệu kèm theo cùng với WLL.
Các khoảng ứng suất sử dụng để đánh giá độ bền mỏi phải dựa trên các tải trọng lớn nhất sau:
a) Lực theo phương thẳng đứng là tổng của trọng lực do WLL gây ra và trọng lượng bản thân của thiết bị mang tải, được nhân thêm hệ số tải trọng động điển hình cho ứng dụng của thiết bị nâng đang xem xét. Hệ số tải trọng động này phải được chỉ rõ trong hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất.
...
Theo quy định trên, thiết bị mang tải phải được thiết kế chịu được tải trọng tĩnh bằng ba lần WLL mà không bị rơi tải nâng, ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư.
Có phải trang bị thiết bị chỉ báo cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy hay không?
Tại tiểu mục 4.2.3.2.2 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3.2 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy
4.2.3.2.1 Các thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy phải có lực xé ít nhất bằng hai lần WLL ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định.
4.2.3.2.2 Phải trang bị thiết bị tự động giám sát nguồn và phát cảnh báo ít nhất 10 min trước khi nguồn xuống mức có thể làm nhả tải nâng. Thiết bị cảnh báo phải cung cấp cảnh báo nhìn thấy được hoặc bằng âm thanh.
4.2.3.2.3 Phải trang bị thiết bị an toàn để ngăn ngừa việc đóng lại nam châm sau khi thiết bị cảnh báo nguồn yếu đã được kích hoạt và nam châm đã ngắt, cho đến khi ác-quy đã được xạc lại đạt mức tối thiểu để thiết bị cảnh báo nguồn yếu không bị kích hoạt.
4.2.3.2.4 Phải trang bị thiết bị chỉ báo cho biết đã cấp nguồn cho nam châm hay chưa (ON/OFF).
CHÚ THÍCH: Thiết bị chỉ báo không yêu cầu chỉ thị từ trường có đủ hay không.
...
Theo quy định trên, phải trang bị thiết bị chỉ báo cho thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy để cho biết đã cấp nguồn cho nam châm hay chưa.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?