Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải được đặt như thế nào?
Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải được đặt như thế nào?
Tại Mục F.1.2 Phụ lục F ban hành kèm theo TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Phụ lục F
(quy định)
Phương pháp kiểm tra xác nhận đối với thiết bị mang tải dạng dĩa
F.1 Kiểm tra xác nhận độ bền cơ học của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ theo phương ngang cho các thiết bị mang tải dạng dĩa
F.1.1 Các trạng thái
Thử nghiệm phải tiến hành bằng cách đặt tải tĩnh phân bố đều có giá trị bằng 1/2 WLL lên các dĩa nâng nghiêng 90°.
F.1.2 Quy trình
Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải đặt nghiêng và được cố định sao cho thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ không tiếp xúc với bất kỳ vật gì ngoài các dĩa nâng hoặc tải trọng thử và có đủ không gian để biến dạng. Lực có giá trị bằng 1/2 WLL phải đặt vào bộ phận phía dưới của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ. Thử nghiệm phải thực hiện ít nhất theo hai hướng bất lợi nhất.
F.1.3 Tiêu chí nghiệm thu
Thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ phải chịu được lực thử, ngay cả khi xuất hiện biến dạng dư.
Theo đó, thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải đặt nghiêng và được cố định sao cho thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ không tiếp xúc với bất kỳ vật gì ngoài các dĩa nâng hoặc tải trọng thử và có đủ không gian để biến dạng. Lực có giá trị bằng 1/2 WLL phải đặt vào bộ phận phía dưới của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ. Thử nghiệm phải thực hiện ít nhất theo hai hướng bất lợi nhất.
Thiết bị mang tải dạng dĩa không tải phải được đặt như thế nào? (Hình từ Internet)
Các thiết bị mang tải dạng dĩa thao tác với tải dễ rơi, sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải được trang bị những gì?
Tại tiểu mục 4.2.5.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa
...
4.2.5.3 Các thiết bị mang tải dạng dĩa thao tác với tải dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói), sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng).
Thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ phải ngăn chặn sự rơi toàn bộ hoặc một phần tải nâng.
Để thao tác vốn tải nâng dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói) thì phần đáy và các mặt bên của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng) phải không có các lỗ có thể cho phép khối cầu đường kính 50 mm lọt qua.
Khuyến nghị nên dùng các thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ là loại được kích hoạt tự động.
4.2.5.4 Các thiết bị mang tải dạng dĩa được trang bị thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ theo 4.2.5.3 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL theo tất cả các phương.
4.2.5.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa cho tải khối (ví dụ như tải được bọc nhựa có dạng palet), được sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải (ví dụ như xích, băng hoặc chốt cài) để ngăn chặn tải nâng trượt khỏi dĩa.
4.2.5.6 Thiết bị mang tải dạng dĩa với các thiết bị giữ tải 4.2.5.5 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL.
Theo đó, các thiết bị mang tải dạng dĩa thao tác với tải dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói), sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng).
Thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ phải ngăn chặn sự rơi toàn bộ hoặc một phần tải nâng.
Để thao tác vốn tải nâng dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói) thì phần đáy và các mặt bên của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng) phải không có các lỗ có thể cho phép khối cầu đường kính 50 mm lọt qua.
Khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra những gì?
Tại tiểu mục 6.1.2.4 Mục 6 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Thông tin sử dụng
6.1 Sổ tay hướng dẫn sử dụng
...
6.1.2 Thông tin riêng
Ngoài các thông tin chung trên đây, nhà sản xuất phải cung cấp các thông tin riêng cho từng loại thiết bị như sau.
...
6.1.2.3 Thiết bị mang tải bằng nam châm sử dụng nguồn ắc quy hoặc nguồn chính
a) Các biện pháp an toàn cần áp dụng ngay khi có tín hiệu cảnh báo.
b) Kiểm tra trạng thái của các dây dẫn.
c) Hướng dẫn bảo trì và kiểm tra trạng thái sạc và dung lượng ác-quy.
d) Thời gian giữ tải trong trường hợp hỏng nguồn (khi áp dụng).
e) Mức độ tiếng ồn tối đa dự kiến của môi trường để các thiết bị cảnh báo có thể hoạt động hiệu quả
6.1.2.4 Móc chữ C và thiết bị mang tải dạng dĩa
a) Kiểm tra tính phù hợp của tải nâng.
b) Phạm vi tải nâng yêu cầu và vị trí của trọng tâm tải nâng để ngăn chặn tải nâng bị trượt.
c) Khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra rằng thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ đã được đặt đúng vị trí.
...
Theo đó, khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra rằng thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ đã được đặt đúng vị trí.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?