Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?
- Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?
- Yêu cầu về khả năng giữ tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không trong trường hợp hỏng nguồn như thế nào?
- Thiết bị mang tải bằng chân không có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm phải được trang bị thêm thiết bị gì?
Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2.2.5 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2 Thiết bị mang tải bằng chân không
...
4.2.2.5 Phải trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không. Phương tiện này phải là:
a) Đối với các thiết bị mang tải bằng bơm hút chân không: nguồn chân không dự phòng với van một chiều giữa nguồn dự phòng và bơm, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
b) Đối với các thiết bị mang tải bằng hệ thống ống khuếch tán (venturi): bình áp suất dự phòng hoặc bình chân không dự phòng trang bị van một chiều giữa nguồn dự phòng và hệ thống ống khuếch tán, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
c) Đối với các thiết bị mang tải bằng turbin chân không: nguồn ác quy hỗ trợ hoặc bánh đà bổ sung.
d) Đối với các thiết bị mang tải bằng chân không - tự hút: pit-tông dự phòng với hành trình ít nhất bằng 5% tổng hành trình của pit-tông.
CHÚ THÍCH: Việc mất chân không có thể xuất hiện, ví dụ như do rò rỉ hoặc do hỏng nguồn đối với các thiết bị mang tải bằng chân không - không tự hút.
...
Theo đó, thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không. Phương tiện này phải là:
- Đối với các thiết bị mang tải bằng bơm hút chân không: nguồn chân không dự phòng với van một chiều giữa nguồn dự phòng và bơm, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
- Đối với các thiết bị mang tải bằng hệ thống ống khuếch tán (venturi): bình áp suất dự phòng hoặc bình chân không dự phòng trang bị van một chiều giữa nguồn dự phòng và hệ thống ống khuếch tán, đặt gần nhất có thể cạnh nguồn dự phòng.
- Đối với các thiết bị mang tải bằng turbin chân không: nguồn ác quy hỗ trợ hoặc bánh đà bổ sung.
- Đối với các thiết bị mang tải bằng chân không - tự hút: pit-tông dự phòng với hành trình ít nhất bằng 5% tổng hành trình của pit-tông.
Thiết bị mang tải bằng chân không phải được trang bị phương tiện ngăn chặn nguy cơ mất chân không như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về khả năng giữ tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không trong trường hợp hỏng nguồn như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2.2.7 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2 Thiết bị mang tải bằng chân không
...
4.2.2.7 Trong trường hợp hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min. Không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.
b) Thiết bị cảnh báo như 4.2.2.6, và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.
c) Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các giác hút lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
...
Theo đó, trong trường hợp hỏng nguồn, thiết bị mang tải bằng chân không phải có khả năng giữ tải nâng trong 5 min.
Tuy nhiên, không yêu cầu điều này đối với khu vực hạn chế và đối với thiết bị mang tải bằng turbin chân không, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người vận hành duy trì được việc điều khiển tải nâng thông qua các tay lái, đảm bảo rằng người vận hành ở ngoài khu vực rơi của tải nâng.
- Thiết bị cảnh báo quy định tại tiểu mục 4.2.2.6 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015), và thiết bị này phải kích hoạt nhanh nhất có thể ngay khi hỏng nguồn.
- Nhà sản xuất phải chỉ dẫn rõ ràng việc nâng tâm hình học của các giác hút lên độ cao trên 1,8 m là bị cấm bằng các dấu hiệu thích hợp và trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
Thiết bị mang tải bằng chân không có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm phải được trang bị thêm thiết bị gì?
Tại tiểu mục 4.2.2.8 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2 Thiết bị mang tải bằng chân không
...
4.2.2.8 Đối với các thiết bị mang tải có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm thì phải trang bị thêm thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ hoặc hai nguồn chân không dự trữ lắp van một chiều. Mỗi nguồn dự trữ chân không phải nối với tổ hợp riêng rẽ các giác hút. Các nguồn dự trữ chân không phải tuân theo các yêu cầu 4.2.2.1.
...
Theo đó, thiết bị mang tải bằng chân không có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm phải được trang bị thêm thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ hoặc hai nguồn chân không dự trữ lắp van một chiều. Mỗi nguồn dự trữ chân không phải nối với tổ hợp riêng rẽ các giác hút.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?