Thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào?

Theo quy định hiện hành thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào?

Thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BCT có quy định xác định khả năng chịu chấn động như sau:

Thiết bị, dụng cụ

- Máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ dao động 150 ± 2 mm, tần số dao động 60 ± 1 lần/min;

- Đồng hồ bấm giây;

- Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.

Bên cạnh đó, Thông tư 33/2023/TT-BCT còn quy định chuẩn bị mẫu thử, tiến hành thử và đánh giá kết quả như sau:

Chuẩn bị mẫu thử: Số lượng mẫu thử: 10 kíp.

Tiến hành thử

- Xếp kíp vào trong hộp giấy chuyên dụng thành 02 hàng, mỗi hàng 05 cái, xếp tráo đầu. Đặt hộp chứa kíp vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động, dùng bìa, giấy chèn chặt. Đậy nắp kín và gài khóa hòm chấn động;

- Đặt máy ở chế độ sẵn sàng làm việc. Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động;

- Khi thời gian chấn động đủ 05 min, bấm công tắc ngừng máy, kiểm tra tình trạng mặt ngoài và kết cấu của mẫu thử.

Đánh giá kết quả

Mẫu thử đạt yêu cầu khi không phát nổ, không hư hỏng kết cấu.

Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ kíp đạt yêu cầu. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.

Thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào?

Thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định thời gian và dung sai thời gian giữ chậm của kíp đạt yêu cầu theo Thông tư 33/2023/TT-BCT là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BCT có quy định đánh giá kết quả như sau:

Thời gian giữ chậm tương ứng của từng số vi sai của kíp đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 2.

Bảng 2. Quy định thời gian và dung sai thời gian giữ chậm

Thời gian giữ chậm (ms)


Thời gian giữ chậm (ms)


Danh nghĩa

Mức

Danh nghĩa

Mức

17

Từ 13 đến 20

42

Từ 32 đến 52

25

Từ 20 đến 30

100

Từ 85 đến 115

Lô kíp được đánh giá đạt yêu cầu nếu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu. Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu về thời gian giữ chậm theo quy định, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Yêu cầu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu về thời gian giữ chậm. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt yêu cầu về thời gian giữ chậm theo quy định tại Điều 5 của quy chuẩn này, thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.

Phương pháp thử thông qua xác định cường độ nổ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BCT có quy định chỉ tiêu kỹ thuật xác định cường độ nổ như sau:

Thiết bị, dụng cụ

- Thiết bị thử cường độ nổ chuyên dụng: Xem hình 1, điểm 5.1, TCVN 7460:2005;

- Tấm chì hình tròn được chế tạo bằng phương pháp đúc, sau đó gia công nguội, kích thước của tấm chì như sau: Đường kính 30 mm ± 1 mm, chiều dày 6 mm ± 0,1 mm. Chì dùng để đúc tấm chì phải đạt các chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng chì đạt ≥ 99,5 %, tạp chất ≤ 0,5 %;

- Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn tín hiệu nổ hoặc kíp nổ điện số 8.

Chuẩn bị mẫu thử

- Số lượng mẫu thử: 05 kíp;

- Cho phép lấy kíp đã qua thử chấn động đạt yêu cầu.

Tiến hành thử

- Đặt tấm chì chắc chắn vào vị trí quy định trong thiết bị thử cường độ nổ chuyên dụng. Đặt kíp theo phương thẳng đứng, đáy kíp tiếp xúc tại tâm tấm chì. Dùng dụng cụ định vị giữ kíp chắc chắn và ổn định, đảm bảo kíp và tấm chì không bị xê dịch trước khi khởi nổ;

- Lắp cửa bảo vệ thiết bị thử nghiệm. Sau đó tiến hành đấu nối kíp vào bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn tín hiệu nổ hoặc dùng băng dính quấn kíp nổ điện K8 vào đầu dây kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ, tiến hành đấu nối hai đầu dây kíp nổ điện vào đường dây khởi nổ chính;

- Kích nổ kíp bằng bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn tín hiệu nổ hoặc kíp nổ điện K8. Sau khi kíp nổ, chờ 2 min thì tiến hành kiểm tra tình trạng mẫu thử và tấm chì;

- Tiến hành thử nghiệm như trên lần lượt hết số kíp cần thử.

Đánh giá kết quả

Mẫu thử đạt yêu cầu khi nổ xuyên thủng tấm chì, đường kính lỗ thủng trên tấm chì bằng hoặc lớn hơn đường kính ngoài của kíp.

Lô kíp được đánh giá đạt yêu cầu nếu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu. Trường hợp khi thử, có 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng kíp gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lô kíp được đánh giá đạt yêu cầu nếu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt yêu cầu thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.

Kíp nổ vi sai phi điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thiết bị, dụng cụ để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện theo Thông tư 33/2023/TT-BCT ra sao?
Lao động tiền lương
Quy định thời gian và dung sai thời gian giữ chậm của kíp nổ vi sai phi điện đạt yêu cầu theo Thông tư 33/2023/TT-BCT là gì?
Lao động tiền lương
Bao gói, ghi nhãn của kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên được Thông tư 33/2023/TT-BCT quy định ra sao?
Lao động tiền lương
Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ như thế nào?
Lao động tiền lương
Kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ được bao gói, ghi nhãn như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiến hành xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ ra sao?
Lao động tiền lương
Trình tự xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Kíp nổ vi sai phi điện được bao gói như thế nào theo QCVN 12-22:2023/BCT?
Lao động tiền lương
Việc xác định tốc độ dẫn nổ của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kíp nổ vi sai phi điện
143 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kíp nổ vi sai phi điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kíp nổ vi sai phi điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào