Thiết bị che chắn vùng gia công của máy cắt kim loại phải đảm bảo yêu cầu gì?
Thiết bị che chắn vùng gia công của máy cắt kim loại phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.7 Mục 3 TCVN 4725:2008 về Máy cắt kim loại - Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy quy định:
Thiết bị bảo vệ
...
3.7. Những thiết bị che chắn vùng gia công của máy phải đảm bảo để phoi, dung dịch bôi trơn - làm nguội không văng vào người thao tác, vào những người ở cạnh máy và không chảy xuống nền nhà xưởng.
Đối với những máy nơi sinh phoi đã được làm kín hoàn toàn bằng thiết bị bảo vệ trong suốt thời gian làm việc thì không nhất thiết phải có che chắn an toàn riêng cho các phần tử chuyển động.
3.8. Nếu cần thiết phải có cửa quan sát trên thiết bị bảo vệ thì những tấm chắn của cửa quan sát phải được làm bằng thủy tinh không vỡ vụn hoặc bằng vật liệu trong suốt khác không vỡ vụn và không bị nhanh chóng mất đi tính trong suốt dưới tác dụng của phoi, dung dịch bôi trơn - làm nguội; mặt khác, về kết cấu phải tính đến khả năng thay thế chúng một cách nhanh chóng, thuận tiện.
3.9. Trên những máy, khi làm việc ở vị trí mở của thiết bị bảo vệ có khả năng gây nguy hiểm ở mức độ lớn hơn, phải có khóa liên động sao cho chỉ khi thiết bị bảo vệ được đóng kín, chu trình làm việc của máy mới có thể hoạt động.
Không dùng chính cơ cấu khóa liên động để tự động đóng mạch chu trình làm việc của máy. Việc đóng mạch của cơ cấu khóa liên động phải được thực hiện từ một cơ cấu đóng mạch riêng.
3.10. Nếu việc che chắn vùng gia công bằng thiết bị bảo vệ không có khả năng thực hiện được (như đối với máy nặng) thì những bộ phận quay mang chi tiết, dao và các đồ gá khác (bích cặp, trục gá, v.v…) phải có bề mặt ngoài trơn nhẵn, không có vấu nối.
Theo đó, những thiết bị che chắn vùng gia công của máy cắt kim loại phải đảm bảo để phoi, dung dịch bôi trơn - làm nguội không văng vào người thao tác, vào những người ở cạnh máy và không chảy xuống nền nhà xưởng.
Tuy nhiên, đối với những máy nơi sinh phoi đã được làm kín hoàn toàn bằng thiết bị bảo vệ trong suốt thời gian làm việc thì không nhất thiết phải có che chắn an toàn riêng cho các phần tử chuyển động.
Thiết bị che chắn vùng gia công của máy cắt kim loại phải đảm bảo yêu cầu gì?
Khi nào phải trang bị thêm cơ cấu an toàn cho máy cắt kim loại?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 4725:2008 về Máy cắt kim loại - Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy quy định:
Thiết bị, cơ cấu an toàn và khóa liên động
4.1. Nếu sự quá tải của máy hoặc của các bộ phận của máy có thể dẫn đến những hư hỏng mà những hư hỏng này có khả năng gây chấn thương cho người thao tác thì máy phải được trang bị thêm các thiết bị, cơ cấu an toàn.
4.2. Nhất thiết phải đưa vào hệ thống thủy lực và khí nén của máy một số lượng cần thiết các van an toàn.
4.3. Máy phải có những cơ cấu ngăn ngừa khả năng tự tháo của các bộ phận trục chính, giá đỡ, đầu gia công lắp thêm, ụ động, ụ đứng, xà ngang, cần ngang (máy khoan cần) và các bộ phận khác. Những vật đối trọng dời chuyển động đặt ngoài chi tiết thân, hộp của máy phải được che chắn.
4.4. Đối với các bộ phận có chuyển động, ở những vị trí mút của hành trình phải có cơ cấu chặn để loại trừ khả năng vượt quá vị trí giới hạn cho phép của chúng.
4.5. Những cơ cấu được dùng để kẹp chắc vào máy các mâm cặp, bích cặp, trục gá, dụng cụ cắt và các phần tử tháo lắp được khác phải có khả năng loại trừ sự tự tháo của các bộ phận, phần tử này khi chúng làm việc và khi quay đảo chiều.
...
Theo đó, nếu sự quá tải của máy hoặc của các bộ phận của máy cắt kim loại có thể dẫn đến những hư hỏng mà những hư hỏng này có khả năng gây chấn thương cho người thao tác thì máy cắt kim loại phải được trang bị thêm các thiết bị, cơ cấu an toàn.
Các máy cắt kim loại sử dụng thường sử dụng che chắn an toàn dạng nào?
Căn cứ tại Mục 3 TCVN 4725:2008 quy định về thiết bị bảo vệ của máy cắt kim loại như sau:
Thiết bị bảo vệ
3.1. Các bộ phận động được bố trí ở ngoài các hộp, hốc máy, có khả năng gây chấn thương cho người thao tác, phải được che chắn an toàn (dạng kín, dạng cửa chớp, dạng lỗ v.v…). Những che chắn an toàn này phải có đủ độ vững chắc phù hợp và có những cơ cấu cần thiết như tay quay, tay nắm v.v… để đóng, mở, di chuyển và định vị một cách thuận tiện, an toàn.
3.2. Ưu tiên sử dụng che chắn an toàn dạng kín. Nếu che chắn an toàn có dạng lỗ hoặc dạng lưới thì khoảng cách từ chi tiết chuyển động đến bề mặt của che chắn phải phù hợp với các trị số chỉ dẫn trong Bảng 1.
...
Theo đó, các máy cắt kim loại ưu tiên sử dụng che chắn an toàn dạng kín. Nếu che chắn an toàn có dạng lỗ hoặc dạng lưới thì khoảng cách từ chi tiết chuyển động đến bề mặt của che chắn phải phù hợp với các trị số chỉ dẫn.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thế nào?
- Thống nhất xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản thay vì mức lương cơ sở như hiện nay có đúng không?
- Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
- 02 lý do chưa thể tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT trong đợt tăng lương hưu mới là gì?