Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì? Người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Thiết bị bảo hộ lao động là những vật dụng không thể thiếu để bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro trong quá trình làm việc. Vậy, thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì?

Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì?

Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động là những công cụ, dụng cụ được sử dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động.

Dựa vào khái niệm trên, thiết bị bảo hộ lao động còn được gọi là phương tiện bảo vệ cá nhân theo thuật ngữ pháp lý. Theo đó, khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định các phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ đầu.

- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.

- Phương tiện bảo vệ thính giác.

- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Phương tiện bảo vệ tay.

- Phương tiện bảo vệ chân.

- Phương tiện bảo vệ thân thể.

- Phương tiện chống ngã cao.

- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.

- Phương tiện chống đuối nước.

- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

Theo đó, các phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ lao động này phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành (nếu có).

(căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH)

Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì? Người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì? Người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Có bắt buộc ghi việc trang bị bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...

Theo đó, nội dung về trang bị bảo hộ lao động cho người lao động là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động khi người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng.

Vì vậy, người sử dụng lao động bắt buộc phải ghi việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong hợp đồng lao động.

Trường hợp thể hiện thiếu điều khoản này trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xem là vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động và bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong hợp đồng lao động sẽ bị xem là hành vi giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đồng - 25 triệu đồng tùy theo số lượng người lao động bị vi phạm.

Ngoài ra, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt trên sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Bảo hộ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động chưa được trang bị phương tiện bảo hộ lao động được từ chối làm việc trong nhà máy tuyển khoáng không?
Lao động tiền lương
Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động gồm những gì? Người sử dụng lao động không ghi việc trang bị bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Các trang thiết bị bảo hộ lao động được trang bị cho người lao động làm việc trong nhà máy tuyển khoáng gồm những gì?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm trang bị bảo hộ lao động cho người lao động thì kí phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới?
Lao động tiền lương
Quyền bảo hộ lao động của người lao động được thể hiện ở điều luật nào trong Bộ luật Lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Các chế độ về chính sách bảo hộ lao động hiện nay?
Lao động tiền lương
Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động áp dụng cho bao tay nào?
Lao động tiền lương
Số đo quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su theo TCVN 4742:1989 như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 yêu cầu chính về cắt và may ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hộ lao động
35 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào