Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?

Thế vận hội Paralympic, thế vận hội dành cho người khuyết tật ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?

Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào?

Lịch sử của Thế vận hội Paralympic bắt đầu từ năm 1948, khi Sir Ludwig Guttmann tổ chức một cuộc thi thể thao cho các cựu chiến binh Anh bị chấn thương cột sống tại Stoke Mandeville, Anh. Sự kiện này được gọi là Stoke Mandeville Games và được coi là tiền thân của Thế vận hội Paralympic.

Năm 1960, Thế vận hội người khuyết tật Paralympic chính thức đầu tiên được tổ chức tại Rome, Ý, với sự tham gia của 400 vận động viên từ 23 quốc gia. Từ đó, Thế vận hội Paralympic đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng, thu hút hàng ngàn vận động viên khuyết tật từ khắp nơi trên thế giới.

Các sự kiện Thế vận hội người khuyết tật Paralympic được tổ chức song song với Thế vận hội Olympic và bao gồm cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông.

Không giống như năm vòng tròn Olympic, biểu tượng của Paralympic là ba vòng Agitos (trong tiếng Latinh có nghĩa là: “Tôi chuyển động”) có các màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây, đó là những màu sắc đại diện được sử dụng rộng rãi nhất trong quốc kì của các quốc gia. Ba vòng Agitos tụ lại một điểm trung tâm chính là biểu trưng cho các vận động viên từ mọi nơi trên thế giới tụ họp lại.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra trong vòng 12 ngày, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 tại Paris, Pháp

Căn cứ theo khoản 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?

Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?

Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2012/NĐ-CP có quy định về khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật như sau:

Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật
1. Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:
a) Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;
b) Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra.

Theo đó, người khuyết tật tự tạo việc làm được hưởng những chính sách sau:

- Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm do người khuyết tật làm ra.

Khi sử dụng người lao động khuyết tật, không được thực hiện những hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Theo đó, khi sử dụng người lao động khuyết tật, người sử dụng lao động cần lưu ý một số điều sau đây:

- Thứ nhất, không được sử dụng người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm mà chưa có sự đồng ý của người lao động.

- Thứ hai, không được sử dụng người lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà chưa có sự đồng ý của người khuyết tật.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 chính thức khai mạc? Nhà nước có chính sách nào đối với lao động là người khuyết tật?
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật Việt Nam tham gia tổ chức đến khi nào? Lao động người khuyết tật được nhà nước hỗ trợ việc làm ra sao?
Lao động tiền lương
Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?
Lao động tiền lương
Paralympic 2024 tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên tham gia ra sao?
Lao động tiền lương
Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024? Thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
58 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào