Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào so với hiện nay?
Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào so với hiện nay?
Theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...
Theo Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...
Theo đó so với hiện nay tỉ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn là 22% mức thu nhập. Tuy nhiên mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn được thay thế bằng mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025
Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện
Ngoài ra từ 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng loại bỏ mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất và cao nhất.
Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào so với hiện nay? (Hình từ Internet)
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 1/7/2025 ra sao?
Theo khoản 3 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
đ) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều này nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
...
Theo đó người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời hạn đóng như sau:
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
- Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau;
- Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ nào?
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ về:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?