Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Thất nghiệp tạm thời được hiểu như thế nào? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Thất nghiệp tạm thời là gì?

Thất nghiệp (unemployment) là hiện tượng những người thuộc độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm.

Thất nghiệp tạm thời: là hiện tượng thất nghiệp do người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm việc mới phù hợp hơn, hoặc người lao động mới gia nhập vào thị trường lao động đang chờ việc, hoặc người lao động tái hòa nhập lực lượng lao động.

Ví dụ: Một người đang làm việc tại công ty A nhưng cảm thấy không hài lòng về công ty A và xin vào làm ở công ty B, trong quá trình nghỉ việc ở công ty A để nộp hồ sơ, đi phỏng vấn và chờ nhận việc ở công ty B, người này rơi vào tình trạng thất nghiệp tạm thời; hay sinh viên mới ra trường, bộ đội mới xuất ngũ...

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trừ người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp được xác định là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013.

Lưu ý: Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tập nghề là gì? Thu học phí người tập nghề thì bị phạt gì?
Lao động tiền lương
Học nghề để làm việc cho công ty là gì? Hợp đồng đào tạo người học nghề bao gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Học nghề là gì? Có phải ký hợp đồng lao động khi hết thời hạn học nghề không?
Lao động tiền lương
Làm việc từ xa là gì, chính sách làm việc từ xa theo Bộ luật Lao động mới nhất có cần được quy định trong hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Yếu tố có hại là gì? Làm công việc có yếu tố có hại thì có được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Thiết bị bảo hộ lao động là gì? Người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Chế độ bảo hộ lao động là gì? Người lao động được hưởng những quyền lợi gì theo chế độ bảo hộ lao động?
Lao động tiền lương
Khấu trừ tiền lương là gì? Quy định mức khấu trừ tiền lương hằng tháng của người lao động ra theo Bộ luật Lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Hợp đồng ngắn hạn là gì? Người lao động được ký tối đa mấy lần hợp đồng ngắn hạn?
Lao động tiền lương
Công nhân thời vụ là gì, bảng lương công nhân thời vụ có số tiền không được thấp hơn mức nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
2,078 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào