Thanh tra viên bị tước danh hiệu Công an nhân dân có bị miễn nhiệm không?
Thanh tra viên không được làm những công việc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm, cụ thể như sau:
Những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
c) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Theo đó thanh tra viên không được làm những công việc được nêu trên.
Thanh tra viên bị tước danh hiệu Công an nhân dân có bị miễn nhiệm không? (Hình từ Internet)
Ngạch thanh tra viên yêu cầu gì về năng lực?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
1. Chức trách:
Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
b) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
c) Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;
d) Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
đ) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.
3. Năng lực:
a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
b) Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
c) Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội;
d) Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
...
Theo đó yêu cầu thanh tra viên phải có năng lực:
- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
- Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội.
- Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
Thanh tra viên bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về miễn nhiệm đối với thanh tra viên, cụ thể như sau:
Miễn nhiệm đối với thanh tra viên
1. Miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau:
a) Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước;
b) Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới;
c) Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc;
d) Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân;
e) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
g) Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch thanh tra nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với ngạch thanh tra đó.
3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đề nghị bằng văn bản;
b) Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
c) Thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
Theo đó thanh tra viên bị tước danh hiệu Công an nhân dân thuộc trường hợp miễn nhiệm thanh tra viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?