Thành phần của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những ai?
Thành phần của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thành lập Hội đồng thẩm định
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan chủ trì gửi đến theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Hội đồng thẩm định để giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
2. Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định như sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ và có từ 07 (bảy) đến 11 thành viên;
b) Thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm: công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề; hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp. Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng. Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn;
c) Cơ cấu của Hội đồng gồm có: chủ tịch; thư ký và các thành viên khác. Trong đó Thư ký Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng là người có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Hội đồng bầu chọn trong số thành viên Hội đồng.
...
Theo đó, thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm: công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề; hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp. Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng.
Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn.
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm việc theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm việc theo nguyên tắc sau đây:
- Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự;
- Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.
- Hội đồng thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua việc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH.
Hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm các tài liệu sau đây:
- Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này có kèm theo bản mềm;
- Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
+ Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề.
+ Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện.
+ Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?