Tháng 11 có những ngày lễ gì? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào những ngày nào trong năm?
Tháng 11 có những ngày lễ gì?
Tháng 11 năm 2023 có rất nhiều ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn ở trong nước. Một số ngày lễ lớn như:
(1) Ngày Pháp luật Việt Nam
Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà được ban hành. Chính vì vậy mà ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau gọi tắt là Ngày Pháp luật).
(2) Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang ý nghĩa quan tâm, vận động, điều hướng các tầng lớp nhân dân và cán bộ phát huy tất cả tiềm năng và sức sáng tạo để cống hiến trong lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh. Phát huy toàn bộ ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng nhằm xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.
(3) Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20/11 - nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982. Kể từ đó, đây chính là ngày truyền thống nhằm tôn vinh những người cống hiến trong ngành giáo dục.
(4) Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng nhân dân, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội chăm lo, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những người khó khăn, những nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai, thảm họa; đồng thời tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó Hội còn vận động các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.
Tháng 11 có những ngày lễ gì? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào những ngày nào trong năm? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào những ngày nào trong năm?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì được nhận mức lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?