Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
b) Am hiểu các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục tham tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
c) Có năng lực chủ trì hoặc tham gia đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính đế trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm tra viên chính thi hành dân sự gồm:
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Am hiểu các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục tham tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Có năng lực chủ trì hoặc tham gia đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính đế trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Các ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự có mã số ngạch là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên cao cấp
Mã số: 03.299
2. Chấp hành viên trung cấp
Mã số: 03.300
3. Chấp hành viên sơ cấp
Mã số: 03.301
4. Thẩm tra viên cao cấp thi hành án
Mã số: 03.230
5. Thẩm tra viên chính thi hành án
Mã số: 03.231
6. Thẩm tra viên thi hành án
Mã số: 03.232
7. Thư ký thi hành án
Mã số: 03.302
8. Thư ký trung cấp thi hành án
Mã số: 03.303
Theo đó, các ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự có mã số ngạch như sau:
- Thẩm tra viên cao cấp thi hành án có mã số ngạch là 03.230.
- Thẩm tra viên chính thi hành án có mã số ngạch là 03.231.
- Thẩm tra viên thi hành án có mã số ngạch là 03.232.
Xếp lương của các ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự khác nhau như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1;
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1;
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
Theo đó, xếp lương của các ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự được quy định như sau:
- Ngạch Thẩm tra viên cao cấp thi hành án: hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1;
- Ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án: hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
- Ngạch Thẩm tra viên thi hành án: hệ số lương công chức loại A1.
Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ 18/5/2024.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?