Thẩm quyền quyết định cho phép tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc về ai?
Thẩm quyền quyết định cho phép tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc về ai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định:
Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
...
3. Thẩm quyền quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trình tự
Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài khi sáp nhập hoặc chia, tách; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có quyền quyết định cho phép tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Thẩm quyền quyết định cho phép tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc về ai?
Nguyên tắc tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp quy định:
Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Nguyên tắc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.
...
Theo đó, nguyên tắc tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình tách phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm những loại nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?