Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị T.N (Ninh Thuận)

Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Việc làm 2013 quy định:

Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.

Theo đó, thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như sau:

- Chính phủ có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.

Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?

Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?

Nội dung quản lý nhà nước về việc làm là gì?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Việc làm 2013 quy định:

Nội dung quản lý nhà nước về việc làm
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.
6. Hợp tác quốc tế về việc làm.

Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về việc làm như sau:

- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.

- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.

- Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, bảo hiểm thất nghiệp.

- Quản lý tổ chức, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

- Hợp tác quốc tế về việc làm.

Chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định:

Chính sách của Nhà nước về việc làm
1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như sau:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số.

Quản lý nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quản lý nhà nước
1,162 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào