Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc về ai?
- Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc về ai?
- Người đang đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã thì có được ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ không?
- Đâu là các công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Theo đó, thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc về:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc được ủy quyền.
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc về ai? (Hình từu Internet)
Người đang đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã thì có được ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
c) Có đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
đ) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
e) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
g) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
...
Theo đó, người đang đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã thì không được ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ vì không đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ.
Đâu là các công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
a) Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
b) Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
c) Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
3. Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, các công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP;
- Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?