Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Theo quy định hiện hành thì Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Căn cứ theo Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Theo đó, Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

- Tiến hành xét xử vụ án;

- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Bên cạnh đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định trên còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định.

Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Trở thành Thẩm phán phải có trình độ học vấn thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, các Thẩm phán tại Toà án nhân dân các cấp phải đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn chung này. Phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
...
6. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.

Như vậy, để trở thành Thẩm phán sơ cấp cần đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn Thẩm phán. Và tổng thời gian để có thể trở thành Thẩm phán sơ cấp là khoảng 10 năm.

Trong đó, có bằng tốt nghiệp cử nhân luật (3-4 năm), được đào tạo nghiệp vụ xét xử (6-12 tháng), thời gian làm công tác pháp luật (05 năm trở lên)

Từ các quy định trên, mỗi Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện riêng để có thể được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Việc quy định này sẽ nâng cao được chất lượng Thẩm phán cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn của Toà án tại từng địa phương.

Thẩm phán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm phán phải là người có bằng Cử nhân Luật trở lên đúng không?
Lao động tiền lương
Chế độ tiền lương đối với Thẩm phán từ 14/09/2024 sẽ như thế nào theo Chỉ thị 04 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành?
Lao động tiền lương
Chế độ bảo vệ Thẩm phán từ 14/09/2024 sẽ ra sao theo Chỉ thị 04 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành?
Lao động tiền lương
Bắt buộc thẩm phán phải có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật đúng không?
Lao động tiền lương
Chế độ chính sách đối với Thẩm phán như thế nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản?
Lao động tiền lương
Thẩm phán được phân công giải quyết xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Lao động tiền lương
Từng là Thẩm phán có trở thành trọng tài viên lao động được hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẩm phán
1,132 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm phán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào