Ai có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án?
Ai có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án?
Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 368 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Theo đó, trong tố tụng dân sự, nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi thuộc về:
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh: nếu Thẩm phán cần thay đổi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo lãnh thổ: nếu Thẩm phán cần thay đổi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: nếu Thẩm phán cần thay đổi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Ai có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án? (Hình từ Internet)
Việc thay đổi Thẩm phán trong tố tụng dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong tố tụng dân sự thì việc thay đổi Thẩm phán được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
- Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Thẩm phán đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau (trong trường hợp này thì chỉ có một trong hai được tiến hành tố tụng).
- Thẩm phán đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).
- Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tố tụng dân sự?
Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong tố tụng dân sự:
- Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự.
- Lập hồ sơ vụ việc dân sự.
- Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp.
- Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.
- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
- Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
- Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
- Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng.
- Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?