Tham khảo đề ôn thi kiến thức chung công chức trắc nghiệm có đáp án số 1 mới nhất?
Đề ôn thi kiến thức chung công chức trắc nghiệm có đáp án số 1 mới nhất?
Câu 1: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ?
A. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. đề thi kiến thức chung công chức
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
C. Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
D. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật
Câu 2: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng về Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách
B. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương đề thi kiến thức chung công chức
C. Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 3: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng “Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” là Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
A. Với tư cách là thành viên Chính phủ
B. Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
C. Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
Câu 4: Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP; 27/11/2020. Xác định phương án đúng về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại?
A. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại
B. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
C. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao; Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật
D. Tất cả phương án
Câu 5: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Xác định phương án đúng về Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ “giải trình, trả lời chất vấn trước cơ quan nào, trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện”.
A. Chính phủ
B. Mặt trận Tổ quốc và Tổ chức chính trị-xã hội đề thi kiến thức chung công chức
C. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 6: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Bãi nhiệm là gì?
A. Việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
B. Việc công chức không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
C. Việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
D. Việc viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ đề thi kiến thức chung công chức
Câu 7: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Chọn phương án đúng về Trách nhiệm của Chính phủ “Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”?
A. Nhà nước
B. Bộ chính trị
C. Quốc hội
D. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Câu 8: Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP; 27/11/2020. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý: Chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định?
A. 45 ngày đề thi kiến thức chung công chức
B. 10 ngày
C. 30 ngày
D. 15 ngày
Câu 9: Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP; 18/9/2020. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì được hưởng bao nhiêu phần trăm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý?
A. 1
B. 5
C. 0
D. 3
Câu 10: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 số 36/2018/QH14, cơ quan nào giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước?
A. Quốc hội đề thi kiến thức chung công chức
B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
C. Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội
D. Chính phủ
Câu 11: Theo Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi 2019. Thời điểm đánh giá công chức được thực hiện vào?
A. Đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động
B. Đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái
C. Tất cả các phương án đều đúng
D. Đánh giá hàng năm
Câu 12: Theo Nghị quyết 9-2017/NQ-CP ngày 06/02/2016 của Chính phủ, Bộ nào được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về Chính phủ điện tử?
A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Bộ Thông tin và Truyền thông
C. Bộ Khoa học và Công nghệ
D. Bộ Nội vụ
Câu 13: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính tại mục V phụ lục I. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. Đối với văn bản có tên loại. Trình bày Tên loại văn bản “CHỈ THỊ” loại chữ; cỡ chữ; kiểu chữ nào?
A. In hoa; cỡ 12-13; đứng, nghiêng
B. In hoa; cỡ 13-14; đứng, đậm C. In thường; cỡ 13-14; đứng, đậm
D. In hoa; cỡ 13-14; Nghiêng, đậm
Câu 14: Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Ai là người có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ?
A. Chủ tịch Quốc hội
B. Chủ nhiệm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Tất cả các phương án đều đúng
...
Xem chi tiết đáp án Đề ôn thi kiến thức chung công chức 30 câu trắc nghiệm số 1: TẢI VỀ
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo để ôn tập
Tham khảo đề ôn thi kiến thức chung công chức trắc nghiệm có đáp án số 1 mới nhất?
Cấu trúc đề thi công chức hiện nay?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
...
b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
...
Theo đó phần đề thi công chức được chia làm 2 đề cho 2 Vòng.
Cấu trúc đề thi công chức Vòng 1 gồm 3 phần: Phần 1 là 60 câu hỏi, thời gian làm bài là 60 phút với các câu hỏi xoay quanh chủ đề hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và các kiến thức chung khác để đánh giá năng lực; Phần 2 là phần thi ngoại ngữ với 30 câu 30 phút; Phần 3 là phần thi tin học 30 câu 30 phút.
Cấu trúc đề thi công chức Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là: Hình thức thi có thể là phỏng vấn, viết, phỏng vấn và viết; Nội dung thi chủ yếu về chủ trương của đảng và nhà nước, chính sách, lĩnh vực, kỹ năng công vụ về vị trí tuyển dụng; Thời gian phỏng vấn là 30 phút, thi viết là 180 phút, nếu thi cả 2 thì thời gian thi được quy định giống trên.
Tuy nhiên đến tháng 01/8/2024 khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP
Sau khi thi tuyển công chức xong thì bao lâu mới biết kết quả đậu?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
1. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Theo đó sau khi thi xong Vòng 2 thì bên hội đồng chấm thi sẽ chấm thi, sau khi hoàn thành chấm thi thì Hội đồng tuyển dụng báo cáo đến người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phê duyệt kết quả trong vòng 5 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng, thì Hội đồng tuyển dụng công khai tên trang thông tin điện tử và báo cho người tham gia ứng tuyển biết.
Vậy sau khi tham gia thi tuyển công chức xong thì tầm 15 ngày thì biết kết quả đậu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?