Nghị quyết 27-NQ/TW đề ra chính sách cải cách tiền lương cho người lao động doanh nghiệp như thế nào?

Cho tôi hỏi Nghị quyết 27-NQ/TW đề ra chính sách cải cách tiền lương cho người lao động doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi của anh K.M (Bình Dương)

Nghị quyết 27-NQ/TW đề ra chính sách cải cách tiền lương cho người lao động doanh nghiệp như thế nào?

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, sẽ tiến hành thực hiện tổng thể cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ theo theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cũng có nhiều điều chỉnh về chính sách cải cách tiền lương của người lao động như sau:

Người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước:

* Về mức lương tối thiểu vùng

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.

- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.

* Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập

- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.

Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

Người lao động trong doanh nghiệp nhà nước:

- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường.

Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.

- Phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương.

Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực.

Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động.

Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích, Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết thu nhập bảo đảm hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.

Qua các quy định trên, chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho người lao động đã từng bước được thực hiện. Và việc cải cách tiền lương sẽ vẫn tiếp tục thực hiện với tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Tăng tiền lương lên hơn 9,9 triệu từ 01/7/2024 có áp dụng cho lực lượng vũ trang không?

Nghị quyết 27-NQ/TW đề ra chính sách cải cách tiền lương cho người lao động doanh nghiệp như thế nào?

Bảng lương của lực lượng vũ trang điều chỉnh chế độ nâng bậc lương ra sao?

Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.

Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Việc cải cách tiền lương sẽ tạo ra 03 bảng lương mới đối với lực lượng vũ trang như sau:

- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Về việc nâng bậc lương thì đây là một trong những yếu tố được đề ra để thiết kế bảng lương mới theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cụ thể như sau:

3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
...

Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới của lực lượng vũ trang sẽ được thiết kế dựa trên các yếu tố cụ thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 theo đó sẽ điều chỉnh cũng như hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn để phù hợp hơn với quy định bảng lương mới.

Hiện nay mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và không được thấp hơn mức lương quy định như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
596 lượt xem
Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao?
Lao động tiền lương
Cải cách tiền lương: Chốt số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?
Lao động tiền lương
Chi tiết toàn bộ chính sách cải cách tiền lương năm 2025 của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được tạo nguồn để thực hiện thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức năm 2025 cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xem xét tại phiên họp thường kỳ đúng không?
Lao động tiền lương
Kế hoạch 201: Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương theo chỉ đạo của Trung ương đối với cán bộ công chức viên chức, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 178: Cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thế nào?
Lao động tiền lương
Thống nhất Báo cáo của Chính phủ về cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được cho ý kiến ở phiên họp nào?
Lao động tiền lương
Chính thức 01 bảng lương mới chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức khi cải cách tiền lương tính lương thế nào?
Lao động tiền lương
Cải cách tiền lương cho 09 đối tượng: tăng lương, nâng bậc lương trong hệ thống bảng lương mới như thế nào?
Lao động tiền lương
Cải cách tiền lương cho 02 đối tượng CBCCVC chính thức áp dụng 02 bảng lương chức vụ và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể ra sao?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào