Tăng mức hưởng lương hưu từ 1/7/2024 cho lực lượng vũ trang nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào?
Tăng mức hưởng lương hưu từ 1/7/2024 cho lực lượng vũ trang nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách cải cách tiền lương sẽ điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trong đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bên cạnh đó, còn bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 05 bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, cụ thể xây dựng 03 bảng lương mới cho lực lượng vũ trang như sau:
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Đồng thời, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo nêu trên sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; việc chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới được bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương thì việc tăng lương với nhiều đối tượng là điều rất có thể thành hiện thực.
Theo đó, cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ làm tăng lương với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thì khi người tham gia bảo hiểm xã hội nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương, nếu trước đó đã được hưởng mức lương mới khi cải cách tiền lương thì kéo theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của họ cũng sẽ tăng.
Thực tế, dựa trên công thức tính lương hưu, có thể thấy mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ hưởng lương hưu. Do đó, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi mà mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tăng thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng.
Như vậy, nếu đối tượng lực lượng vũ trang đều được tăng lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 thì khi nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương, những đối tượng này cũng sẽ được tăng lương hưu.
Lưu ý: Hiện nay chưa có thông báo hay văn bản chính thức về mức tăng lương hưu cụ thể. Chính phủ sẽ có văn bản điều chỉnh mức lương hưu phù hợp khi cải cách tiền lương đảm bảo cân đối, không đối tượng nào bị thiệt thòi.
Xem thêm: 09 nhóm đối tượng được tăng lương hưu lên 15% từ 1/7/2024 là ai theo dự kiến?
Tăng mức hưởng lương hưu từ 1/7/2024 cho lực lượng vũ trang nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
Tại sao thực hiện Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?