Tăng lương tối thiểu từ 01/7/2024 thì tăng tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động lên bao nhiêu?
- Tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Tăng lương tối thiểu từ 01/7/2024 thì tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tăng lên bao nhiêu?
- Những đối tượng người lao động nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng của các vùng như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
Như vậy, tiền lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động hiện nay đối với vùng I là 93,6 triệu đồng; vùng II là 83,2 triệu đồng; vùng III là 72,8 triệu đồng; vùng IV là 65 triệu đồng.
Xem chi tiết Dự thảo Nghị định: TẢI VỀ
Tăng lương tối thiểu từ 01/7/2024 thì tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tăng lên bao nhiêu?
Tăng lương tối thiểu từ 01/7/2024 thì tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tăng lên bao nhiêu?
Ngày 22/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương hiện tại.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
- Đối với vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Như vậy, với mức tiền lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tiền lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động làm việc cho người sử dụng lao động có thể tăng lên như sau:
- Đối với vùng I: 99,2 triệu đồng;
- Đối với vùng II: 88,2 triệu đồng;
- Đối với vùng III: 77,2 triệu đồng;
- Đối với vùng IV: 69 triệu đồng.
Những đối tượng người lao động nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Căn cứ theo Điều 97 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
c) Người làm việc theo hợp đồng làm việc;
d) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
...
Như vậy, những đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo dự kiến gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
- Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
- Người làm việc theo hợp đồng làm việc;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Những đối tượng người lao động trên đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?