Kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng cấp gì?
Kiểm soát viên ngân hàng có mã số ngạch công chức bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định:
Chức danh và mã số ngạch các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng, gồm:
1. Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
Mã số: 07.044
2. Kiểm soát viên chính ngân hàng
Mã số: 07.045
3. Kiểm soát viên ngân hàng
Mã số: 07.046
4. Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng
Mã số: 07.048
5. Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ
Mã số: 07.047
Theo đó, kiểm soát viên ngân hàng có mã số ngạch công chức 07.046
Kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng cấp gì?
Kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng cấp gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định:
Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
...
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
c) Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;
b) Có kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
c) Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
đ) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
5. Yêu cầu đối với công chức thực hiện chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Theo đó, kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng cấp sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
Kiểm soát viên ngân hàng muốn dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định:
Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng
...
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng
a) Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên ngân hàng và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch Kiểm soát viên ngân hàng thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên ngân hàng tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên ngân hàng và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Như vậy, Kiểm soát viên ngân hàng muốn dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên ngân hàng và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
- Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên ngân hàng và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?
- Công chức xin thôi việc được giải quyết trong bao lâu?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động có con nhỏ hay không?