Tăng lương hưu từ 01/7/2025 cho 02 nhóm người đã nghỉ hưu nào theo quy định mới nhất?
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu áp dụng khi nào?
Căn cứ theo Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 84/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Bộ luật số 45/2019/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 58/2014/QH13) và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo quy định trên, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Xem thêm:
>> Sau 2024, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng khi tăng năng suất lao động của người lao động
>> Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83
Tăng lương hưu từ 01/7/2025 cho 02 nhóm người đã nghỉ hưu nào theo quy định mới nhất?
Tăng lương hưu từ 01/7/2025 cho 02 nhóm người đã nghỉ hưu nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với nhóm người đã nghỉ hưu là người nghỉ hưu có mức lương hưu thấp và người nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung thêm quy định này nhằm có thể thể thu hẹp được khoảng cách lương hưu chênh lệch của người nghỉ hưu khi có sự điều chỉnh lương hưu ở các thời kỳ.
Theo quy định hiện hành người lao động có thể nhận lương hưu thông qua hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động có thể nhận lương hưu theo một trong 03 hình thức sau đây:
(1) Nhận trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền
Lương hưu tiền mặt được trả tại 02 địa điểm sau:
- Tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Hệ thống bưu điện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và quản lý người hưởng.
Tùy theo địa điểm mà mình đã đăng ký nhận lương hưu mà người lao động hoặc người được ủy quyền đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc bưu điện để nhận lương hưu.
(2) Nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại các ngân hàng
Với các thức chi trả này, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ chấp nhận tài khoản ngân hàng chính chủ của người được hưởng lương hưu. Hằng tháng, lương hưu sẽ được chuyển thẳng đến tài khoản mà người lao động đã đăng ký.
Trường hợp đăng ký số tài khoản do người khác đứng tên, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chi trả lương hưu theo cách này.
Lúc này, căn cứ quy định tại khoản 1 Mục V Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, trường hợp người hưởng lương hưu muốn nhận lương hưu thông qua tài khoản của người khác thì cần lập Giấy ủy quyền theo mẫu13-HSB ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
Khi đến kỳ chi trả người được ủy quyền nộp giấy ủy quyền và xuất trình Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận lương hưu trên danh sách chi trả. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thời khi người hưởng lương hưu từ trần hoặc tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định, nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ Bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?