Tạm dừng hưởng lương hưu khi nào được hưởng tiếp?

Người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu trong trường hợp nào? Tạm dừng hưởng lương hưu khi nào được hưởng tiếp?

Người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đang hưởng lương hưu bị tạm dừng hưởng lương lưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Xuất cảnh trái phép

Người lao động xuất cảnh trái phép và không có giấy tờ hợp lệ để chứng minh việc cư trú tại nước ngoài. Theo đó, thời gian tạm dừng hưởng lương hưu được tính từ ngày xuất cảnh trái phép.

(2) Bị Tòa án tuyên bố là người đó đã mất tích

Người lao động được Tòa án tuyên bố là mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thời gian tạm dừng hưởng lương hưu được tính từ ngày được Tòa án tuyên bố là mất tích.

(3) Có căn cứ xác định rằng việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động là không đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn như Cơ quan bảo hiểm xã hội phát hiện việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: người lao động chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định; sử dụng giấy tờ giả để hưởng lương hưu;...

Lưu ý: Trường hợp này Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng lương hưu phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Tạm dừng

Tạm dừng hưởng lương hưu khi nào được hưởng tiếp? (Hình từ Internet)

Tạm dừng hưởng lương hưu khi nào được hưởng tiếp?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người bị tạm dừng hưởng lương hưu sẽ được hưởng tiếp khi:

(1) Người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp

Người xuất cảnh trái phép trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú sẽ được hưởng tiếp lương hưu từ tháng tiếp theo sau tháng xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(2) Có quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích của người hưởng lương hưu

- Người bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích sẽ được hưởng tiếp lương hưu từ tháng tiếp theo sau tháng có quyết định hủy bỏ.

- Trong trường hợp này, người hưởng lương hưu còn được truy lĩnh tiền lương hưu kể từ thời điểm dừng hưởng, không bao gồm lãi.

Trường hợp người đang hưởng lương hưu bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu trong thời gian tạm dừng hưởng.

(3) Có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội xác định việc tạm dừng hưởng là không đúng quy định

- Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội có kết luận thanh tra, kiểm tra xác định việc tạm dừng hưởng lương hưu là không đúng quy định thì người hưởng lương hưu sẽ được hưởng tiếp lương hưu từ tháng tiếp theo sau tháng có kết luận thanh tra, kiểm tra.

- Người hưởng lương hưu cũng được truy lĩnh tiền lương hưu kể từ thời điểm tạm dừng hưởng.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính như sau:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

- Đối với lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu:

+ Đóng đủ 16 năm bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu vào năm 2018

+ Đóng đủ 17 năm bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu vào năm 2019

+ Đóng đủ 18 năm bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu vào năm 2020

+ Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu vào năm 2021

+ Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu từ năm 2022

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.

- Đối với lao động nữ

+ Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội , được tính thêm 2%.

Lưu ý: Mức hưởng tối đa là 75%.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiếp tục điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng từ 1/7/2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất có đúng không?
Lao động tiền lương
Đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu hay không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng lương hưu từ 01/7/2024 sẽ điều chỉnh linh hoạt vào từng giai đoạn chứ không cố định theo lương cơ sở đúng không?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau 1/7/2024 có tăng giống nhau không?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu của người nghỉ hưu sau 01/7/2024 có được điều chỉnh tăng nữa không?
Lao động tiền lương
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 có làm chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc không?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu từ 01/7/2024 giữa người nghỉ hưu và người đang làm việc có bị chênh lệch do tăng lương không?
Lao động tiền lương
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 nếu mức tham chiếu tăng hằng năm thì lương hưu có tăng theo không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng lương hưu từ 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào khi không còn mức lương cơ sở?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu từ 01/7/2024 của người nghỉ hưu và người đang làm việc chênh lệch thì điều chỉnh mức tham chiếu ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương hưu
361 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào