Tải mẫu đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu mới nhất hiện nay?
Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về tuổi nghề cơ yếu, cụ thể như sau:
Tuổi nghề cơ yếu
1. Tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
2. Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
3. Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
Theo đó, tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
Tải mẫu đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Tải mẫu đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu mới nhất hiện nay?
Đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu hiện nay sử dụng Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BQP sau đây:
Tải mẫu đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu: Tại đây
Hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu, cụ thể như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu
...
2. Hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu
a) Đối với người đang làm công tác cơ yếu, hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
- Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch hoặc Lý lịch đảng viên của người làm công tác cơ yếu;
- Công văn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu theo Mẫu số 04A ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận, công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch của người làm công tác cơ yếu trong thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu hoặc Lý lịch đảng viên. Trường hợp không còn lý lịch thì căn cứ vào hồ sơ nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc trong đó có thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu.
- Đối với các trường hợp giấy tờ không thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu, người làm công tác cơ yếu lập Bản khai quá trình làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu có xác nhận của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu; trường hợp cơ quan, tổ chức cũ đã chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Xác nhận thời gian làm công tác cơ yếu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu đối với các trường hợp có lý lịch phức tạp, chưa rõ ràng hoặc hồ sơ không thể hiện rõ về thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu, thời gian trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hoặc được cử làm các nhiệm vụ đặc biệt; trường hợp cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, đối với người đang làm công tác cơ yếu, hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
- Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch hoặc Lý lịch đảng viên của người làm công tác cơ yếu;
- Công văn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu.
Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận, công nhận tuổi nghề cơ yếu.
- Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch của người làm công tác cơ yếu trong thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu hoặc Lý lịch đảng viên. Trường hợp không còn lý lịch thì căn cứ vào hồ sơ nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc trong đó có thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu.
- Đối với các trường hợp giấy tờ không thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu, người làm công tác cơ yếu lập Bản khai quá trình làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu có xác nhận của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu; trường hợp cơ quan, tổ chức cũ đã chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
- Xác nhận thời gian làm công tác cơ yếu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu đối với các trường hợp có lý lịch phức tạp, chưa rõ ràng hoặc hồ sơ không thể hiện rõ về thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu, thời gian trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hoặc được cử làm các nhiệm vụ đặc biệt; trường hợp cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?