Sửa đổi tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ từ tháng 9/2023?

Cho tôi hỏi tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ tại Nghị định 48/2023/NĐ-CP có gì khác so với trước không? Câu hỏi từ anh Thái (Ninh Thuận).

Sửa đổi tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ từ tháng 9/2023?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
1. Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
2. Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
...
4. Bỏ cụm từ “trong quá trình thực thi nhiệm vụ” tại khoản 5 Điều 7; điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 15.

Theo đó, một trong các tiêu chí làm căn cứ xếp loại cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ đã được sửa từ "có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá" thành "có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá". Đồng nghĩa với đó là, mở rộng phạm vi đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, kể từ ngày 15/9/2023, không còn giới hạn những hành vi bị kỷ luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ nữa mà trong bất cứ trường hợp nào, khi bị kỷ luật trong năm đánh giá thì cán bộ đều có thể bị xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Sửa tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ từ tháng 9/2023?

Sửa tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ từ tháng 9/2023?

Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.

Theo đó, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ thực hiện theo trình tự nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nhận xét, đánh giá cán bộ
a) Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
b) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
4. Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
5. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

Theo đó, trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:

- Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

- Nhận xét, đánh giá cán bộ.

- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.

- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ.

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ.

Nghị định 48/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.

Xếp loại chất lượng cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đang hưởng án treo có đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được không?
Lao động tiền lương
Mẫu số 01 đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ theo quy định mới nhất 2024?
Lao động tiền lương
Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ có được thông báo đến cán bộ được đánh giá không?
Lao động tiền lương
Tài liệu kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ phải được lưu giữ bằng hình thức điện tử có đúng không?
Lao động tiền lương
Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được công khai ở đâu?
Lao động tiền lương
Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ được sử dụng để làm gì?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ?
Lao động tiền lương
Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ có được lưu vào hồ sơ cán bộ không?
Lao động tiền lương
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ là gì?
Lao động tiền lương
Trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ được quy định như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xếp loại chất lượng cán bộ
629 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xếp loại chất lượng cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào