Sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng chống cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
- Sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng chống cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng, chống cháy nổ là bao lâu?
- Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên được quy định như thế nào?
Sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng chống cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản khoản 3 Điều 13 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
b) Không báo cáo kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các sự cố, tai nạn cháy, nổ;
c) Sử dụng người lao động không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không được huấn luyện về phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
d) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, hành vi sử dụng người lao động không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không được huấn luyện về phòng, chống cháy, nổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).
Sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng chống cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng, chống cháy nổ là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dung người lao động tại cảng biển chưa được huấn luyện về phòng, chống cháy nổ là 01 năm.
Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 61 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên như sau:
Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.
Như vậy, chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên được quy định như sau:
- Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương;
Lưu ý: Trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
- Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn.
Lưu ý: Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
- Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?