Sử dụng hệ thống Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên phổ thông như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng hệ thống Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cụ thể như thế nào?
Dưới đây là các bước để sử dụng hệ thống Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên phổ thông.
Bước 1: Truy cập đường link https://taphuan.csdl.edu.vn/user/login để sử dụng hệ thống Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên phổ thông.
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống
Lưu ý: tài khoản đăng nhập gồm:
+ Tài khoản: Địa chỉ email
+ Mật khẩu: Mật khẩu của bạn trên hệ thống Tập huấn.
Bước 3: Click vào nút đăng nhập để truy cập vào hệ thống
Nếu thông tin đăng nhập của bạn nhập đúng thì bạn đăng nhập thành công và bắt đầu sử dụng các chức năng của hệ thống. Nếu thông tin đăng nhập không đúng, hệ thống sẽ báo lỗi "Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không khớp, vui lòng đăng nhập lại"
Bước 4: Hoàn thành hồ sơ cá nhân và đăng ký môn học
4.1. Cập nhật thông tin hồ sơ cá nhân
a. Thông tin cá nhân
Sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống, học viên phải cập nhật thông tin cơ bản của mình trên hệ thống. Màn hình cập nhật thông tin cá nhân như sau:
Cập nhật thông tin và các trường trong hồ sơ bao gồm:
- Thông tin chung: Tất cả các trường đều là bắt buộc
+ Họ và tên
+ Dân tộc
+ Ngày sinh
+ Giới tính
+ Địa bàn công tác
- Thông tin cá nhân: Tất cả các trường đều là bắt buộc
+ Số CMT/CCCD
+ Thư điện tử
+ Điện thoại
- Thông tin đơn vị:
+ Loại đơn vị
+ Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Đơn vị
Sau khi cập nhật xong thông tin cá nhân, học viên lựa chọn TIẾP TỤC để chuyển sang màn hình Lựa chọn môn học.
b. Lựa chọn môn học
Cập nhật các thông tin bao gồm:
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy:
+ Chức vụ hiện tại
+ Trình độ học vấn/ học hàm/ học vị
+ Chuyên ngành đào tạo
+ Chức vụ khác
+ Số năm kinh nghiệm giảng dạy/quản lý
Thông tin đăng ký tham gia đợt tập huấn: Chọn đúng các thông tin này vì sẽ quyết định học viên được xếp vào chương trình đào tạo và lớp nào, bao gồm:
+ Cấp đang giảng dạy hoặc tham gia đào tạo tại khoá tập huấn
+ Khối tham gia tập huấn: Nếu tập huấn cho khối nhất định thì chọn khối đó, nếu tập huấn theo cấp thì để trống
+ Môn tham gia bồi dưỡng theo phân công của Sở/ Phòng/Trường
+ Môn tham khảo thêm (tự học): Học viên được chọn nhiều môn học tham khảo nhưng đối với các môn này, học viên tự học và không có giáo viên cốt cán hỗ trợ.
Lưu ý: Với một số thầy cô cốt cán tập huấn xong Mô đun này khi chuyển sang Mô đun tiếp theo thì mật khẩu sẽ bị reset lại. Lúc này sẽ có thông báo cho thầy cô biết.
Hướng dẫn sử dụng hệ thống Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cụ thể như thế nào?
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được quy định như thế nào?
Tại Điều 73 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông, bên cạnh đó giáo viên trung học phổ thông được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để giáo viên trung học phổ thông được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Giáo viên phổ thông có thời gian tập huấn là bao nhiêu trong năm học?
Tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian tập huấn như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
...
Theo đó, thời gian giáo viên phổ thông dành cho việc tập huấn trong năm học là 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?