Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?

Cho tôi hỏi sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu? Có được trả lương thực tập không? Câu hỏi từ chị Quyên (Hậu Giang).

Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?

Ngành luật kinh tế là một ngành học kết hợp giữa luật học và kinh tế học, nghiên cứu các quy phạm pháp luật và các vấn đề pháp lý trong quá trình kinh doanh, giao thương, quản lý nhà nước đối với nền kinh tế.

Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế khá rộng mở, bởi nhu cầu về nhân lực có kiến thức và kỹ năng về pháp luật kinh tế ngày càng cao trong thời đại hội nhập. Tùy theo mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của bản thân mà sinh viên luật kinh tế lựa chọn nơi phù hợp để thực tập, học hỏi kinh nghiệm, phát triển bản thân sau thời gian học kiến thức trên ghế nhà trường.

Dựa vào đặc điểm của cơ sở thực tập, có thể chia thành 02 nhóm địa điểm thực tập cho sinh viên luật kinh tế là: doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Cụ thể như sau:

- Các cơ quan nhà nước có liên quan đến pháp luật và kinh tế, như Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tư pháp, UBND, Chi cục thuế, Tòa án, Viện kiểm sát, Cục thi hành án,...

- Các doanh nghiệp:

+ Các văn phòng, công ty luật chuyên về lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại,...

+ Các doanh nghiệp, ngân hàng có phòng pháp chế, nhân sự,...

Sinh viên luật kinh tế thực tập ở đâu?

Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu? (Hình từ Internet)

Kinh nghiệm trước khi đi thực tập cho sinh viên luật kinh tế?

- Sự chủ động: Sinh viên nên chủ động sắp xếp thời gian tham gia thực tập càng sớm càng tốt. Chủ động lựa chọn đơn vị và xin tiến hành thực tập để có thể được tiếp xúc trong một môi trường pháp lý ngay từ những năm đầu đại học để học hỏi kinh nghiệm thực tế mà không nhất thiết phải chờ lịch thực tập từ nhà trường.

- Lựa chọn nơi thực tập: Sinh viên luật kinh tế cần phải xác định mục tiêu của bản thân hướng đến để chọn nơi thực tập phù hợp. Tìm hiểu kỹ đơn vị thực tập, về công việc, về lộ trình phát triển.

- Chuẩn bị thông tin và các trang thiết bị cần thiết: Sau khi lựa chọn được đơn vị thực tập phù hợp với định hướng của bản thân thì các bạn có thể trao đổi trước với đơn vị thực tập hoặc người hướng dẫn để xin thông tin về thời gian, giờ giấc làm việc tại đơn vị, trách nhiệm, công việc phải làm trong kỳ thực tập và các quy định khác của Công ty đối với sinh viên đến thực tập.

Thực tập sinh có được trả lương không?

Căn cứ Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm xã hội như sau:

Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo đó việc các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên vào thực tập là một hình thức hỗ trợ các sinh viên thực hành các kiến thức đã được học từ trường và có thể sẽ trở thành nguồn nhân sự tương lai cho doanh nghiệp.

Như vậy chỉ có quy định về việc công ty tạo điều kiện cho sinh viên được đào tạo, nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh.

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
...

Dù các chế độ và quyền lợi cho sinh viên không được pháp luật quy định nhưng doanh nghiệp và sinh viên có thể thỏa thuận với nhau về quyền và trách nhiệm của các bên cũng như các chế độ mà sinh viên thực tập được hưởng nếu hỗ trợ và đem lại được nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình thực tập.

Sinh viên luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Học Luật cần giỏi môn gì? Sinh viên học luật ra trường được nhận mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sinh viên luật
4,193 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh viên luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào