Sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì có bị buộc thôi việc hay không?

Có buộc thôi việc đối với sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo không?

Sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì có bị buộc thôi việc hay không?

Căn cứ theo Điều 45 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:

Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo
Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì bị kỷ luật từ cách chức, giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan (trừ các hành vi quy định tại Điều 40 của Thông tư này).

Dẫn chiếu đến Điều 40 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:

Vi phạm liên quan đến ma túy
Người có các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy như: Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, sử dụng trái phép chất ma túy thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

Theo đó, sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

- Bị kỷ luật từ cách chức, giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan.

- Riêng trường hợp sĩ quan có hành vi vi phạm liên quan đến ma túy như tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, sử dụng trái phép chất ma túy thì bị bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

Như vậy, sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo có thể bị buộc thôi việc hoặc không tùy thuộc vào hành vi vi phạm.

Sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì có bị buộc thôi việc hay không?

Sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì có bị buộc thôi việc hay không? (Hình từ Internet)

Sĩ quan vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ áp dụng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Thông tư 143/2023/TT-BQP, sĩ quan vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ áp dụng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như sau:

- Căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật, tính chất vụ việc, người chỉ huy xem xét đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định;

Người chỉ huy có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp sĩ quan vi phạm để sĩ quan vi phạm trình bày ý kiến (đối với người bị phạt án treo trở xuống);

- Thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng;

- Ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quyền hạn phân cấp;

- Thông báo quyết định kỷ luật đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị;

- Giải quyết chế độ, chính sách.

Việc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục thì sẽ giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Điều 57 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:

Quy định khác có liên quan đến xử lý kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi công khai chống mệnh lệnh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên phải kịp thời dùng mọi biện pháp kiên quyết ngăn chặn; báo cáo ngay lên cấp trên có thẩm quyền cùng biên bản và bằng chứng để xử lý.
2. Trường hợp người làm việc trong tổ chức cơ yếu đã thôi phục vụ mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian công tác đến mức phải xử lý kỷ luật thì áp dụng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như quy định tại Điều 56 Thông tư này; trường hợp vi phạm kỷ luật đến mức giáng chức, cách chức hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân thì xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
3. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt
a) Khi bản án, quyết định của tòa án tăng hoặc giảm hình phạt; thay đổi loại hình phạt; thay đổi biện pháp chấp hành hình phạt thì hình thức kỷ luật đã áp dụng cũng được cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý thay đổi hình thức tương ứng, kể từ ngày bản án mới hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của tòa án có hiệu lực, người chỉ huy có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi người vi phạm đang công tác.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định đã ban hành; đồng thời tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với người vi phạm theo đúng quy định tại Thông tư này.

Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định đã ban hành. Đồng thời tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với sĩ quan vi phạm theo đúng quy định.

Vi phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Sĩ quan vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì có bị buộc thôi việc hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Vi phạm pháp luật
53 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào