Mức lương tối thiểu vùng tại Nam định là bao nhiêu?

Tôi đang làm ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, công ty trả lương cứng tôi là 3.500.000 chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác. Vậy là có đúng luật hay không? Câu hỏi của anh Lâm (Nam Định)

Mức lương tối thiểu vùng tại Nam Định là bao nhiêu?

Hiện nay, các địa bàn trên tỉnh Nam Định đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng dựa theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Từ quy định trên, dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng ở Nam Định được quy định như sau:

2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

Như vậy thông qua các quy định nêu trên có thể thấy được mức lương tối thiểu vùng ở Nam Định là:

- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định bao gồm Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ

mức lương nam định

Mức lương tối thiểu vùng ở Nam Định ̣̣̣(Hình từ Internet)

Tại Nam Định nếu công ty trả lương thấp hơn người lao động sẽ bị xử phạt như nào?

Để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình “bán” sức lao động của mình. Pháp luật đã có quy định về việc trả lương cho người lao động như sau:

Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Đồng thời, theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh thì không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Trường hợp người lao động làm việc tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ. Nếu người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương này là hành vi vi phạm quy định về tiền lương và sẽ bị xử phạt theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Làm thế nào để người lao động bảo vệ mình khi công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu?

Như Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trường hợp người lao động nhận lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì có thể đòi lại quyền lợi của mình bằng những phương pháp như sau:

- Kiểm tra lại bảng lương: Đầu tiên, người lao động cần kiểm tra lại bảng lương của mình để xác định rõ số tiền lương thực tế đang nhận có thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không.

- Trao đổi và yêu cầu công ty giải quyết: Sau khi xác định rõ vấn đề, người lao động nên trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề.

- Nếu người sử dụng lao động không giải quyết được vấn đề: người lao động có thể gửi khiếu nại đến Sở thanh tra lao động để được giải quyết hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và bảo vệ từ công đoàn để đòi hỏi quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động có thể khởi kiện ra Toà án nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khởi kiện tại tòa án.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.

Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY

Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng tại Thái Bình năm 2023 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh An Giang?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh Thanh Hóa hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuộc Tổng cục Thuế có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng 2024 là bao nhiêu sau khi tăng lên 6%?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Tỉnh Đồng Nai có Tp Đồng Nai không? Mức lương người lao động ở Đồng Nai là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đâu? Người lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng mức lương tối thiểu vùng bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quốc lộ 1 có đi qua tỉnh Bắc Ninh không? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bắc Ninh là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp? Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào?
Lao động tiền lương
Đà Lạt thuộc miền nào? Lương tối thiểu vùng tại Đà Lạt là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mức lương tối thiểu vùng
7,744 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức lương tối thiểu vùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào