Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ điều gì?
Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ điều gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định:
Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này;
b) Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế.
2. Thời hạn đình chỉ:
a) Trường hợp tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do nguyên nhân nêu tại điểm a khoản 1 Điều này thì thời hạn đình chỉ hoạt động tối thiểu là 01 tháng cho đến khi các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động được khắc phục, thời hạn tối đa là 3 tháng;
b) Trường hợp tổ chức kiểm định bị đình chỉ do nguyên nhân nêu tại điểm b khoản 1 Điều này thì thời hạn đình chỉ hoạt động là 03 tháng.
3. Thủ tục đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 Nghị định này về hành vi vi phạm của tổ chức kiểm định quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do, thời hạn đình chỉ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi bản sao quyết định đình chỉ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức kiểm định đặt trụ sở để thực hiện quản lý theo địa bàn. Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do, thời hạn đình chỉ.
Quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ điều gì?
Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?