Quy trình thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Khi thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) thì cần đảm bảo yêu cầu chung như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:
5.3 Thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn
5.3.1 Yêu cầu chung
Bên yêu cầu thử nghiệm phải trình bày rõ phạm vi sử dụng của thiết bị, ví dụ như:
- khối lượng nhỏ nhất, lớn nhất;
- tốc độ định mức lớn nhất và tốc độ kích hoạt lớn nhất.
Cần chỉ rõ các thông tin chi tiết về vật liệu sử dụng, loại ray dẫn hướng và phương pháp gia công bề mặt ray (như kéo, phay, cán).
Các tài liệu sau phải được kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận:
a) bản vẽ lắp ráp và bản vẽ chi tiết thể hiện kết cấu, nguyên lý hoạt động, vật liệu sử dụng, kích thước và dung sai của các bộ phận;
b) trường hợp bộ hãm an toàn êm, bổ sung thêm biểu đồ tài liên quan đến các phần tử đàn hồi.
...
Như vậy, việc thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.
Quy trình thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy theo TCVN 6396-50:2017? (Hình từ Internet)
Quy trình thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4.2 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) về bộ khống chế vượt tốc như sau:
5.4.2 Kiểm tra đặc tính của bộ khống chế vượt tốc
5.4.2.1 Mẫu thử
Phải cung cấp cho đơn vị thử nghiệm:
a) một bộ khống chế vượt tốc;
b) một dây cáp sử dụng cho bộ khống chế vượt tốc giống như khi lắp đặt trong điều kiện bình thường. Chiều dài sợi cáp theo yêu cầu của đơn vị thử nghiệm;
c) puli căng cáp được sử dụng cho bộ khống chế vượt tốc.
5.4.2.2 Thử nghiệm
5.4.2.2.1 Phương pháp thử nghiệm
Các nội dung sau đây cần phải được kiểm tra:
a) tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc nằm trong giới hạn yêu cầu của bên yêu cầu thử nghiệm;
b) hoạt động của thiết bị an toàn điện để dừng máy theo yêu cầu trong các tiêu chuẩn có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này (ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.6.2.2.1.6 a), nếu thiết bị này được lắp trên bộ khống chế vượt tốc;
c) hoạt động của thiết bị an toàn điện theo yêu cầu trong các tiêu chuẩn có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này (ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.6.2.2.1.6 b) để ngăn mọi chuyển động của thang máy khi bộ khống chế vượt tốc được kích hoạt;
d) lực căng xuất hiện trên cáp của bộ khống chế vượt tốc khi thiết bị này được kích hoạt.
5.4.2.2.2 Quy trình thử nghiệm
ít nhất phải tiến hành hai mươi thử nghiệm trong phạm vi dãy tốc độ kích hoạt tương ứng với dãy tốc độ định mức của thang máy, thể hiện ở 5.4.1.b).
Phần lớn các thử nghiệm phải thực hiện với các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy giá trị.
Gia tốc để đạt đến tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc phải càng nhỏ càng tốt, nhằm loại trừ ảnh hưởng của quán tính.
Ngoài ra phải có ít nhất hai thử nghiệm được thực hiện với gia tốc nằm trong khoảng 0,9 gn và 1 gn để mô phỏng tình huống rơi tự do và chứng tỏ không có hư hỏng cho bộ khống chế vượt tốc.
5.4.2.2.3 Diễn giải kết quả thử nghiệm
Trong quá trình thực hiện hai mươi lần thử, tốc độ kích hoạt phải nằm trong giới hạn quy định cho bộ khống chế vượt tốc có trong các tiêu chuẩn có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Nếu vượt quá giới hạn quy định, nhà sản xuất thiết bị có thể hiệu chỉnh và phải tiến hành 20 thử nghiệm mới.
Trong quá trình thực hiện hai mươi lần thử, hoạt động của thiết bị theo như yêu cầu thử nghiệm trong 5.4.2.2.1 b) và c) phải diễn ra trong phạm vi giới hạn quy định có trong các tiêu chuẩn có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này (ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.6.2.2.1.6 a) và 5.6.2.2.1.6 b).
Lực căng cáp khi bộ khống chế vượt tốc được kích hoạt phải đạt ít nhất 300 N hoặc bất kỳ giá trị lớn hơn được chỉ định bởi bên nộp hồ sơ kiểm định.
Nếu không có yêu cầu khác của nhà sản xuất thiết bị và ghi rõ trong báo cáo, góc ôm cáp của bộ khống chế vượt tốc nên là 180°.
Trường hợp thiết bị được tác động bởi dây cáp thì dây cáp này phải được kiểm tra để đảm bảo không bị biến dạng dư.
...
Như vậy, khi thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy thì cần đáp ứng quy trình thử nghiệm như sau:
- Ít nhất phải tiến hành hai mươi thử nghiệm trong phạm vi dãy tốc độ kích hoạt tương ứng với dãy tốc độ định mức của thang máy;
- Phần lớn các thử nghiệm phải thực hiện với các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy giá trị;
- Gia tốc để đạt đến tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc phải càng nhỏ càng tốt, nhằm loại trừ ảnh hưởng của quán tính.
Ngoài ra phải có ít nhất hai thử nghiệm được thực hiện với gia tốc nằm trong khoảng 0,9 gn và 1 gn để mô phỏng tình huống rơi tự do và chứng tỏ không có hư hỏng cho bộ khống chế vượt tốc.
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:
Phụ lục A
(quy định)
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.
GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU
Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................
Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................
1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................
2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................
.............................................................................................................................................
3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................
4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................
5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................
.............................................................................................................................................
6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................
7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................
8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................
9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...
.............................................................................................................................................
10 Thông tin khác...................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................
Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................
(Chữ ký)................................................................................................................................
Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?