Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm:
a) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
...
Theo đó, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các nguồn sau:
- Các khoản đóng và hỗ trợ sau:
+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm:
+ Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
+ Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào? (Hình từ Internet)
Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
1. Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
c) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an. Phương thức chuyển kinh phí thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Riêng đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Theo đó, chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để làm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Theo đó, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để:
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Hỗ trợ học nghề.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?